Heo nuôi đang tái đàn nhanh, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều địa phương đã tập trung tái đàn nuôi heo nhanh, hiệu quả. Nhưng hiện dịch corona ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thương mại, kể cả việc đi lại của các doanh nghiệp sang các nước để tìm kiếm, đàm phán nhập khẩu thịt heo.
 
Đoàn công tác của Bộ Công thương kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa trước diễn biến của dịch corona - Ảnh: CHÍ TUỆ
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi và các biện pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện dịch tả heo đã được kiểm soát tốt, nhiều địa phương tập trung tái đàn nhanh, hiệu quả. Bộ NN&PTNT đã họp nhiều lần với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn bàn về giải pháp bình ổn giá thịt heo, đặc biệt là trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Bộ cũng cho thành lập nhiều đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra tình hình phòng chống dịch, hướng dẫn, đôn đốc việc chỉ đạo nuôi tái đàn heo bảo đảm an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.
Đến nay, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tăng số lượng tổng đàn thêm 5 - 15% so với cùng kỳ năm 2018. Nhiều địa phương đã nuôi tái đàn thành công như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai... Việc nuôi tái đàn đã có kết quả, lượng thịt heo cung ứng cho thị trường tăng từ tháng 1-2020.
Dự báo sản phẩm của heo nuôi tái đàn và sẽ tăng cao từ tháng 2-2019. Khả năng đảm bảo nguồn cung thịt heo cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn. 
Cụ thể, lượng thịt cung cấp ra thị trường từ tháng 2 đến tháng 6-2020 từ 330.000-360.000 tấn/tháng, quý 3-2020 khoảng 1,098 triệu tấn, quý 4-2029 khoảng 1,145 triệu tấn.
 
Nhiều địa phương đã nuôi tái đàn thành công - Ảnh: CHÍ TUỆ
Về tình hình nhập khẩu thịt heo, năm 2019 thịt heo và sản phẩm thịt heo nhập khẩu là 67.131 tấn (tăng 63% so với năm 2018), chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đức, Ba Lan, Brazil, Canada, Mỹ.
Tính từ tháng 11-2019 (khi có chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ về nhập khẩu 100.000 tấn thịt heo) đến hết tháng 1-2020, đã nhập khẩu được 17.421 tấn thịt và sản phẩm từ heo.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu thịt, hiện nay có một số khó khăn như bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp thịt heo cho các thị trường trên thế giới.
Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề do dịch tả heo châu Phi nên cần rất nhiều thịt heo, giá thịt heo ở nước này hiện rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng mua thịt heo nhập khẩu với giá cao hơn (20 - 30%) so với các doanh nghiệp Việt Nam và họ thường mua với số lượng rất lớn.
Dịch bệnh do 2019-nCoV gây ra cũng đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thương mại, kể cả việc đi lại của các doanh nghiệp sang các nước để tìm kiếm, đàm phán nhập khẩu thịt heo...
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT báo cáo và đề nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc các bộ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn hàng thịt heo với giá hợp lý tại Mỹ và tại các nước.
Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt heo từ Mỹ, đồng thời chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện trong việc thông quan hàng thịt heo nhập khẩu.
Chí Tuệ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.