Heo giống cấp cho hộ nghèo tại thị trấn Ia Ly chết vì bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo về tình hình dịch bệnh trên đàn heo cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo chết hàng loạt tại thị trấn Ia ly (huyện Chư Păh).

Theo đó, qua kiểm tra xác định, ngày 7-10, UBND thị trấn Ia Ly thực hiện cấp 100 con heo thịt giống với tổng kinh phí 225 triệu đồng theo Dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho 18 hộ dân tại làng Vân và làng Mun. Trước khi cấp heo, người dân đã đi xem và lựa chọn heo, được hướng dẫn người dân cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo.

anh-1.jpg
Heo giống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thị trấn Ia Ly chết vì bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Ảnh: K.P

Vào ngày 15-10, trên địa bàn có đám tang, người dân mang heo từ địa phương khác để giết mổ và chia phần mang về nhà. Khoảng 1 tuần sau, tại hộ ông Rơ Châm Yới (làng Vân) có heo mắc bệnh với các triệu chứng như: sốt, bỏ ăn, táo bón, viêm khớp và chết. Tính đến ngày 17-11, số heo cấp thuộc Dự án mắc bệnh, chết là 58 con của 16 hộ dân, còn lại 42 con/10 hộ đang bình thường.

Sau khi nắm bắt thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ly, chăm sóc heo bệnh; hạn chế người ra, vào khu vực có heo mắc bệnh; tổ chức tiêu độc, khử trùng khu vực có heo bệnh.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh đã phối hợp UBND thị trấn Ia Ly lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân đối với đàn heo bị bệnh; kết quả cho thấy dương tính với bệnh Dịch tả heo Châu Phi.

Nhận định nguyên nhân xảy ra dịch bệnh có thể do nhiều yếu tố phức tạp như: heo mua về cấp cho người dân là heo ngoại lai; khi cấp cho người dân là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chưa có kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc; thời điểm mới cấp vào dịp mưa bão ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn heo; đồng thời, việc người dân đưa heo ở địa phương khác về giết mổ và chia thịt mang về có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đề nghị UBND huyện Chư Păh khẩn trương chỉ đạo UBND thị trấn Ya Ly làm việc với các tổ, nhóm cộng đồng thực hiện Dự án có phương án tổ chức chăn nuôi đối với số heo còn sống và đã được tiêm phòng dịch đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu Dự án đề ra; đồng thời, có giải pháp, phương án xử lý rủi ro đối với những hộ có heo bị dịch bệnh chết để kịp thời hỗ trợ người dân được tiếp tục tham gia Dự án, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.