Hbông gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 7 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hbông đã hoàn thành được 9/19 tiêu chí. Để đạt chuẩn NTM, trước mắt xã nghèo này vẫn còn rất nhiều khó khăn, thử thách.
Hbông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Sê. Dân số toàn xã hiện là hơn 8,5 ngàn người (trên 51% là người Jrai), sống ở 12 thôn, làng. Theo ông Nguyễn Hữu Tỵ-Chủ tịch UBND xã Hbông: Thời gian qua, trên cơ sở rà soát các tiêu chí, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. “Dù bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc nhưng chính quyền địa phương và nhân dân cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi cố gắng hoàn thành 10 tiêu chí còn lại. Trong số này, nan giải nhất là tiêu chí thu nhập và hộ nghèo”-ông Tỵ chia sẻ.
 Nhiều tuyến đường nội thôn, liên thôn ở xã Hbông chưa được đầu tư cứng hóa, bê tông hóa. Ảnh: Q.T
Nhiều tuyến đường nội thôn, liên thôn ở xã Hbông chưa được đầu tư cứng hóa, bê tông hóa. Ảnh: Q.T
Để nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, chính quyền xã Hbông đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, xã có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng khá bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai thì cằn cỗi, sỏi đá, lại thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng nên tình trạng hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra. Cùng với đó, đồng bào dân tộc thiểu số của xã chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí còn hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Do đó, đời sống người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao (tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 31%). Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 9,5 triệu đồng/năm.
Không chỉ loay hoay với việc nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xã Hbông còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường. Xã phấn đấu hoàn thành tiêu chí này trong năm 2018 nhưng có thể không đạt được do trên địa bàn chưa có đơn vị nào chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải và rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém, tình trạng xả rác bừa bãi diễn ra phổ biến ở hầu hết các thôn, làng. Việc giữ gìn vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cũng chưa được người dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm.
Bên cạnh tiêu chí môi trường, giao thông cũng là một trong những tiêu chí khó hoàn thành của xã Hbông nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ. Hiện xã chỉ mới bê tông hóa, cứng hóa được 5,3/14,3 km đường trục thôn, liên thôn. Nhiều tuyến đường giao thông nội đồng chưa được cứng hóa gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại và vận chuyển nông sản.
Theo ông Nguyễn Hữu Tỵ, các tiêu chí xã chưa đạt đều là tiêu chí khó và đòi hỏi nhiều nguồn lực để thực hiện, trong khi đời sống nhân dân địa phương còn gặp khó khăn. Do đó, xã đã xây dựng kế hoạch và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí để thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, tập trung các nguồn lực để giúp người dân phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển cánh đồng lớn, trong đó, xác định cây mía, cây ăn quả, rau màu các loại là cây trồng chủ lực. Xã cũng sẽ nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước nâng cao đời sống người dân, tiến tới giảm nghèo bền vững, tạo tiềm lực vững chắc để xây dựng NTM. Đồng thời, xã thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở vật chất.
Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.