“Hằng” hay “hàng”?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hẳn nhiều người cho rằng, những cặp từ hằng ngày - hàng ngày, hằng tuần - hàng tuần, hằng tháng - hàng tháng, hằng năm - hàng năm… là một. Cho nên, không ít người dùng lẫn lộn những cặp từ này.

Vì gần âm nên những cặp từ trên thường xuyên bị nhầm lẫn. Thật ra, đây là những cặp từ khác nhau. Hai yếu tố “hằng”, “hàng” quy định sự khác nhau này. Về từ nguyên, cả hai yếu tố trên đều có nguồn gốc Hán, bắt nguồn từ chữ “hằng” (bộ tâm, nghĩa là “lâu bền, mãi mãi”) và chữ “hàng” (bộ hành, nghĩa “hàng, lối, dãy”) trong tiếng Hán. Khi vào tiếng Việt, nét nghĩa gốc này vẫn còn được bảo lưu.

Trong đó, “hằng” biểu thị “tính liên tục của một hoạt động diễn ra trong suốt cả thời gian dài” (như hằng mong) và “tính lặp đi lặp lại một cách định kỳ theo từng đơn vị thời gian được nói đến” (như báo ra hằng ngày, tháng giêng hằng năm). Còn “hàng” có nghĩa là “tập hợp người hoặc vật nối tiếp nhau thành một dãy dài, thường theo một khoảng cách đều đặn” (như xếp hàng, hàng cây), từ đó mang nghĩa biểu thị “số lượng nhiều không xác định, nhưng tính bằng đơn vị được nói đến” (như hàng nghìn cổ động viên).

Rõ ràng, khi đứng riêng, “hằng” và “hàng” đã khác xa về nghĩa. Khi làm phụ từ đứng trước danh từ chỉ đơn vị thời gian, chúng quy định sự khác nhau giữa các cặp từ. Khi nói “hàng giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm” có nghĩa là “nhiều giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm [nhưng không xác định được là bao nhiêu]” (nói khái quát). Còn khi nói “hằng giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm” có nghĩa là “lặp lại trong từng giờ/ ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm”. Chẳng hạn, “tôi đọc sách hằng tuần” (tức tuần nào cũng đọc) khác với “tôi đọc sách hàng tuần liền” (tức đọc trong nhiều tuần).

Như vậy, những cặp từ nêu trên khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, do gần âm đọc, chúng bị dùng lẫn lộn phổ biến đến mức được xem là một. Thực tế, một số từ điển đã ghi nhận hiện tượng này. Ví dụ, Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ, Hoàng Phê chủ biên, 1992) ghi nhận “hàng” được dùng phụ trước danh từ chỉ đơn vị thời gian giống như “hằng” (tr.421).

ThS. PHẠM TUẤN VŨ

Có thể bạn quan tâm

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai tuyển 300 chỉ tiêu hệ chính quy năm học 2025-2026

(GLO)- Năm học 2025-2026, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai sẽ tuyển sinh 300 chỉ tiêu cho 4 mã ngành. Đây là năm đầu tiên Phân hiệu thực hiện tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và góp phần nâng cao chất lượng đầu vào ở khu vực Tây Nguyên.

null