Hai nơi đầu tiên trên thế giới đã qua 0 giờ năm mới 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trang Date and Time ghi nhận quốc đảo Kirbati ở Thái Bình Dương là nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới 2024.

Kiribati là một quốc đảo thuộc châu Đại Dương, có tổng cộng 32 đảo san hô vòng và một đảo san hô cao, trải trên một diện tích khoảng 3,5 triệu km2, giáp với Đường đổi ngày quốc tế về phía Đông.

Quốc đảo Thái Bình Dương này đón 0 giờ năm mới 2024 vào lúc 17 giờ chiều 31-12 theo giờ Việt Nam.

Quốc đảo Kiribati - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Quốc đảo Kiribati - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Chỉ sau đó 15 phút, vào lúc 17 giờ 15 phút theo giờ Việt Nam, đảo Chatham thuộc New Zealand bước qua thời khắc giao thừa năm mới 2024.

Đảo Chatham thuộc New Zealand - Ảnh: NEW ZEALAND GEOGRAPHIC

Đảo Chatham thuộc New Zealand - Ảnh: NEW ZEALAND GEOGRAPHIC

Trong khi đó, khoảnh khắc 0 giờ chính thức của New Zealand sẽ tương ứng với 18 giờ theo giờ Việt Nam. Song song đó là Samoa và vương quốc Tonga.

Vào lúc 19 giờ theo giờ Việt Nam, quốc đảo Fiji của châu Đại Dương và một phần nhỏ ở vùng Viễn Đông nước Nga sẽ chào đón năm mới 2024. Tiếp theo vào lúc 20 giờ ngày 31-12 theo giờ Việt Nam, phần lớn nước Úc chính thức chạm mốc 0 giờ.

Người dân Sydney đang đón chờ thời khắc giao thừa năm mới 2024 - Ảnh: THE SYDNEY MORNING HERALD

Người dân Sydney đang đón chờ thời khắc giao thừa năm mới 2024 - Ảnh: THE SYDNEY MORNING HERALD

Trong khi đó, một số vùng của Úc bao gồm Adelaide, Broken Hill, Ceduna sẽ đón năm mới chậm hơn 30 phút, tức vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 30-12 theo giờ Việt Nam.

Nơi đón năm 2024 chậm nhất sẽ là đảo Baker và đảo Howland thuộc Mỹ ở Thái Bình Dương, vào lúc 19 giờ ngày 1-1 theo giờ Việt Nam. Cả hai đều là những đảo san hô không người ở phía Tây Nam đảo Hawaii - Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).