Giúp hội viên phụ nữ nghèo theo địa chỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cầm tay chỉ việc, khó ở đâu giúp ở đó, giúp có địa chỉ là phương pháp của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang triển khai để giúp đỡ hội viên nghèo từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống.

Chi hội phụ nữ thôn Sơn Bình là Chi hội hoạt động sôi nổi và hiệu quả nhất của xã Ayun Hạ. Được thành lập từ năm 2019 sau khi sát nhập từ thôn Thanh Sơn và Thanh Bình, đến nay, Chi hội có 121 hội viên. Xác định công tác giúp nhau giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, Chi hội đã rà soát, lập danh sách hội viên có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng kế hoạch giúp đỡ. Với từng hội viên, Chi hội tiến hành khảo sát hoàn cảnh gia đình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để có biện pháp hỗ trợ. Cụ thể, thiếu nhân lực thì huy động hội viên, đoàn thể giúp ngày công, thiếu kiến thức thì vận động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, thiếu kinh phí thì hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

 Chị Hà Thị Liên (thôn Sơn Bình, xã Ayun Hạ) sử dụng nguồn vốn vay để phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Ảnh: Vũ Chi
Chị Hà Thị Liên (thôn Sơn Bình, xã Ayun Hạ) sử dụng nguồn vốn vay để phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Ảnh: Vũ Chi


Chị Trương Thị Nụ-Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Sơn Bình-cho biết: Muốn xây dựng Chi hội vững mạnh, đưa các phong trào hoạt động của Hội đi lên thì bắt buộc phải có nguồn quỹ dồi dào. Sau khi bàn bạc thảo luận, chị em thống nhất đóng quỹ 500 ngàn đồng/người. Đến thời điểm này, quỹ Chi hội được 56 triệu đồng, cho 8 chị vay, mỗi chị 5-10 triệu đồng. Trên cơ sở khảo sát, lập danh sách các hộ có nhu cầu, Chi hội đưa ra bình xét, thống nhất hội viên được vay vốn. Thông thường mỗi hội viên vay trong thời hạn 1 năm, sau đó xoay vòng luân phiên cho chị em khác với lãi suất bằng ngân hàng. Tiền lãi thu được, chị em sử dụng vào các hoạt động chung của Chi hội, thăm hỏi ốm đau. Tuy số tiền không lớn nhưng với nhiều chị em, đây là nguồn kinh phí cứu cánh lúc khó khăn, hoạn nạn đột xuất.

Cùng với nguồn quỹ tự đóng góp, Chi hội còn tạo điều kiện, làm hồ sơ giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. “Ban Chấp hành Chi hội thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chị em sử dụng vốn vay hiệu quả, hỗ trợ tìm cây, con giống phù hợp với điều kiện gia đình, tư vấn kỹ thuật, cách chăm sóc. Nhờ vậy, chị em dần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Đến nay, Chi hội có 3 tổ vay vốn tiết kiệm với dư nợ hơn 4 tỷ đồng. Chị em đều trả lãi, gốc đúng hẹn, không để nợ xấu xảy ra. Cuối năm 2021, Chi hội có 4 hộ hội viên thoát nghèo, hiện chỉ còn 1 hội viên nghèo”-chị Nụ chia sẻ.

Gia đình chị Hà Thị Liên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vợ chồng chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước nên chẳng mấy dư giả. Năm 2019, sau khi tham dự lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại xã, được Chi hội tạo điều kiện cho vay 5 triệu đồng từ quỹ Chi hội và hỗ trợ làm thủ tục vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chị mua 2 con bò lai về nuôi. Bò sinh sản, nuôi lớn, chị đem bán, mua con khác về vỗ béo. Hiện đàn bò trong chuồng chị đã lên đến 10 con. Nguồn vốn vay của Chi hội, chị trả hết rồi đăng ký mượn lại để đầu tư thức ăn cho gia súc. Tận dụng đất vườn, chị nuôi thêm gà, ngỗng vừa có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình, vừa bán kiếm thêm thu nhập.

Tương tự, thôn Thanh Thượng cũng xây dựng quỹ Chi hội với mức đóng góp 1 triệu đồng/hội viên để chị em vay phát triển sản xuất. Cuối năm 2020, sau khi rà soát, Chi hội trích quỹ cho chị Bùi Thị Hương vay 3 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ chị làm thủ tục vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư chăn nuôi bò. Nhà neo đơn, chồng mất sớm vì bạo bệnh, Chi hội phối hợp Mặt trận thôn hỗ trợ gia đình chị làm chuồng trại. Sau hơn 2 năm, đàn bò của chị phát triển lên 6 con. Được chị em giới thiệu, chị tham gia nhóm lao động tập thể của Chi hội nên có việc làm thường xuyên, cải thiện thu nhập. Chị Hương bộc bạch: “Được sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của chị em trong Chi hội, cuối năm 2021 gia đình tôi đã thoát nghèo, cuộc sống được cải thiện rất nhiều. Dự định từ nay đến cuối năm, gia đình sẽ đáo hạn ngân hàng, vay thêm vốn để phát triển đàn bò, chăn nuôi thêm dê để tăng thu nhập”.

Theo chị Phạm Thị Thủy-Chủ tịch Hội LHPN xã Ayun Hạ: Hội LHPN xã hiện có 1.066 hội viên, trong đó 92 hội viên thuộc hộ nghèo. Với phương châm giúp nhau thoát nghèo có địa chỉ, Hội LHPN xã nhận giúp đỡ 2 hội viên tại thôn Plei Ơi thoát nghèo, giao chỉ tiêu mỗi Chi hội giúp 1 hộ hội viên thoát nghèo. Nhờ đó, việc giúp đỡ được chú trọng, tập trung. Hội thường xuyên thăm hỏi, động viên, trao đổi cách thức chăn nuôi, trồng trọt, hướng dẫn tiết kiệm trong chi tiêu, sắp xếp nhà cửa, tặng sách vở, đồ dùng học tập cho con em hộ khó khăn, vận động chị em đổi công trồng trọt, thu hoạch mùa màng; hướng dẫn hội viên làm hồ sơ thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, vay vốn quỹ Chi hội để đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Đa phần chị em đầu tư chăn nuôi bò và bước đầu đạt kết quả khả quan. “Thời gian tới, Hội LHPN xã tích cực liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giúp hội viên giải quyết việc làm tại chỗ. Cùng với đó, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp mở lớp tập huấn kỹ thuật giúp hội viên có thêm kiến thức, tự tin khởi nghiệp phát triển kinh tế gia đình”-Chủ tịch Hội LHPN xã nhấn mạnh.

 

 VŨ CHI

 

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.