Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

333.jpg
Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Hạt điều rang củi là sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống, với nét thủ công độc đáo để giữ hương vị tự nhiên. Nó không chỉ là món ăn, mà là một nét văn hóa, một trải nghiệm vị giác. Mỗi mẻ rang thủ công bằng củi đòi hỏi kinh nghiệm người thợ điều chỉnh lửa liên tục, canh nhiệt chuẩn, đảo tay đều để nhân hạt điều chín từ từ, giữ lại vị ngọt vốn có. Rang củi truyền thống không lột vỏ lụa trước mà giữ lại, để vỏ cháy xém tự nhiên, giúp hạt điều không bị khô hay mất dầu, lớp vỏ này cũng giúp hạt giòn lâu, không dùng chất bảo quản. Hạt điều rang củi giữ được độ giòn, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Đây chính là bản sắc và nét khác biệt khi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm na ná nhau.

Nắm bắt được giá trị ấy, Công ty cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai (Phường Pleiku), đã kiên trì theo đuổi phương pháp rang thủ công truyền thống, kết hợp với việc phát triển thêm nhiều mẫu mã đóng gói sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Ông Lưu Hoàng Sơn-Giám đốc Công ty cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai, chia sẻ: “Chúng tôi xác định, muốn cạnh tranh phải có bản sắc riêng. Và giá trị truyền thống chính là bản sắc mà chúng tôi gìn giữ trong từng mẻ điều rang thủ công. Đặc biệt, nguyên liệu chúng tôi lựa chọn là hạt điều sẻ-một giống điều bản địa trồng chủ yếu tại xã Đức Cơ, nơi có thổ nhưỡng và khí hậu khô hanh đặc trưng, tạo nên những hạt điều tuy nhỏ kích cỡ nhưng chắc nhân, vị ngọt bùi đặc trưng mà không vùng nào có được. Ngoài sản phẩm rang mộc, công ty còn phát triển thêm nhiều vị hạt điều khác nhau, như chocolate, wasabi, phô mai, cà phê…”.

Nhờ sự kết nối hỗ trợ của Sở Công thương, vừa qua Công ty cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai đã được gặp gỡ, trao đổi với đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, Lào, Campuchia. Tại buổi tham quan trực tiếp nhà máy, sản phẩm hạt điều của công ty đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các đối tác Nhật Bản, bởi việc chọn phương pháp chế biến truyền thống và câu chuyện văn hóa đằng sau mỗi sản phẩm. “Cá nhân tôi nhận thấy đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp để học hỏi, phát triển và đồng hành đưa sản phẩm của địa phương tới tay người tiêu dùng nước bạn. Không chỉ tìm kiếm đầu ra, công ty hy vọng sẽ được học hỏi cách vận hành chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn chất lượng và chiến lược tiếp thị quốc tế từ những thị trường hàng đầu châu Á. Hiện tại, công ty đã đạt được các chứng nhận quan trọng như ISO, HACCP. Tuy vậy, việc tiếp cận thị trường khó tính này đòi hỏi công ty ngoài nỗ lực giữ vững chất lượng, còn phải đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ cũng như vùng trồng để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Một trong những yêu cầu tiên quyết mà phía Nhật Bản đặt ra là toàn bộ vùng trồng nguyên liệu phải được kiểm soát chặt chẽ, có mã số vùng trồng, áp dụng phương pháp canh tác bền vững, thân thiện môi trường và sản phẩm phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc đầy đủ”-ông Sơn nói.

222.jpg
Hạt điều Hải Bình Gia Lai là một trong những sản phẩm mang đậm bản sắc bản địa.
Ảnh: Vũ Thảo

Với những tín hiệu tích cực từ chuyến làm việc với đoàn doanh nghiệp quốc tế, Công ty cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai kỳ vọng sẽ được tiếp tục đàm phán với các doanh nghiệp, mở ra cánh cửa mới cho sản phẩm nông sản chế biến của địa phương vươn xa. “Chúng tôi mong muốn không chỉ bán sản phẩm mà còn mang giá trị văn hóa ẩm thực của địa phương mình đến với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh Gia Lai và ngành nông sản Việt Nam trên bản đồ thế giới”-ông Sơn bày tỏ.

Nhật Bản vốn nổi tiếng là thị trường khó tính bậc nhất thế giới với yêu cầu khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và sự bền vững trong sản xuất gắn với câu chuyện thương hiệu rõ ràng và giá trị văn hóa đi kèm. Do đóm doanh nghiệp cần tăng cường nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế và kết nối thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null