Giọt nước nghĩa tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi giọt nước bị khô cạn, dân làng Ar Dôch Ktu (xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) rơi vào khó khăn. Mới đây, nhóm từ thiện Hiểu và Thương (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Mang Yang đã trao tặng “Giọt nước nghĩa tình” cho làng Ar Dôch Ktu. 
Trò chuyện với chúng tôi, ông Đinh Krơch-Trưởng thôn Ar Dôch Ktu-cho hay: Làng có 130 hộ với 650 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, làng cũng có một giọt nước. Tuy nhiên, mấy năm nay, giọt nước bị khô cạn khiến bà con phải đi 3-4 km mới lấy được ít nước về dùng. “Nay có công trình nước sạch rồi, bà con không phải vất vả đi xa lấy nước nữa. Dân làng vui lắm”-ông Đinh Krơch phấn khởi nói. Còn ông Thak thì cho biết: “Trước đây, gia đình tôi phải đi lấy nước ở các khe suối, thậm chí có hôm còn sử dụng cả nước ruộng để sinh hoạt. Biết là nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn phải sử dụng. Nay có công trình nước sạch nên chúng tôi vui mừng lắm”.
Ngày khánh thành công trình nước sạch, làng Ar Dôch Ktu trở nên rộn ràng. Những em nhỏ chạy tới chạy lui cười nói rôm rả, các bà, các mẹ địu con, cháu trên lưng cũng vui mừng không kém. Vốc từng giọt nước mát lành, chị Kloh vui vẻ nói: “Từ nay, bà con có nước sạch ngay tại làng rồi. Chúng tôi không còn phải sống trong nỗi lo thiếu nước nữa. Cảm ơn Hội Chữ thập đỏ huyện cùng nhóm từ thiện Hiểu và Thương đã quan tâm giúp đỡ dân làng”.
Người dân làng Ar Dôch Ktu (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) vui mừng vì có công trình nước sạch. Ảnh: Hồng Ngọc
Người dân làng Ar Dôch Ktu (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) vui mừng vì có công trình nước sạch. Ảnh: Hồng Ngọc
Bà Nguyễn Thị Ngà-Trưởng nhóm từ thiện Hiểu và Thương-chia sẻ: Thông qua giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ huyện, chúng tôi biết bà con ở đây phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo. Do vậy, nhóm đã vận động các Mạnh Thường Quân ở TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ công trình giếng nước sạch gồm: giếng khoan độ sâu 129 m, bồn chứa nước 5.000 lít, khung đế chân bồn cao 4 m, máy bơm, 4 bình lọc hiện đại và các công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí 125 triệu đồng. Công trình gắn với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nên chúng tôi đặt tên là “Giọt nước nghĩa tình”.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Đinh Khát-Phó Chủ tịch UBND xã Đê Ar-cho hay: “Xã có 1.472 hộ, trong đó có 395 hộ nghèo. Việc hỗ trợ xây dựng giếng nước cho làng Ar Dôch Ktu giúp bà con từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Ngoài việc xây tặng “Giọt nước nghĩa tình”, nhóm từ thiện Hiểu và Thương còn tặng 200 áo khoác gió và 100 phần quà cho người dân và học sinh của làng Ar Dôch Ktu với tổng trị giá trên 35 triệu đồng. 
HỒNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.