Giới thiệu dự án "Tôi vui gieo-Nông nghiệp bền vững vì những đổi thay"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 21-1, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Công ty Thực phẩm PepsiCo Việt Nam và tổ chức CARE tại Việt Nam tổ chức cuộc họp giới thiệu dự án “Tôi vui gieo-Nông nghiệp bền vững vì những đổi thay-She Feeds the World Việt Nam”.

Mục tiêu của dự án là hỗ trợ 200 người dân canh tác quy mô nhỏ tại 2 huyện Đak Đoa và Chư Sê, trong đó phụ nữ chiếm 60%, còn lại đồng bào dân tộc thiểu số có sinh kế an toàn và chống chịu biến đổi khí hậu.

z6250188723947-65f5d037af81d8acf585234dae13f561.jpg
Quang cảnh cuộc họp giới thiệu về dự án "Tôi vui gieo-Nông nghiệp bền vững vì những đổi thay". Ảnh: Nguyễn Diệp

Các hoạt động của dự án dự kiến triển khai gồm: mở 10 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp bền vững theo nhu cầu của người dân. Phát triển 5 mô hình trình diễn về sản xuất khoai tây bền vững áp dụng công nghệ tiên tiến và liên kết với Công ty Thực phẩm PepsiCo tiêu thụ; tổ chức 2 hội thảo đầu bờ và 2 chuyến tham quan mô hình nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, thành lập 5-10 nhóm sinh kế và tương trợ vốn, mỗi nhóm có thể nhận hỗ trợ tài chính 20-25 triệu đồng, tùy quy mô sản xuất… Tổ chức 3 sự kiện kết nối giữa người dân và một số công ty thu mua, cung cấp đầu vào liên quan đến các mô hình dự án hỗ trợ…

z6250188742238-e5bb21232af2af0cf73c7fc4cce5f3ac.jpg
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh và đại diện Tổ chức CARE tại Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tại cuộc họp, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh và đại diện tổ chức CARE đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động của dự án trong năm 2025 với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null