Giá tiêu tăng vọt nhờ Trung Quốc đột ngột tăng mua tiêu của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Giá tiêu trong nước tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng ở một diễn biến khác Việt Nam cũng đang là thị trường mua nhiều tiêu nhất của Campuchia.

Giá tiêu trong nước tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa đang tăng trở lại nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng.

Cụ thể, giá tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 1.500 – 2.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 30/5/2022, lên mức 72.000 - 75.500 đồng/kg. Giá tiêu trắng ở mức 111.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 5/2022.

Thời điểm hiện tại giá tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.


 

Giá tiêu trong nước tăng trở lại trong những ngày đầu tháng 6/2022. Trong ảnh: Nông dân Gia Lai thu hoạch tiêu. Ảnh: Trần Hiền
Giá tiêu trong nước tăng trở lại trong những ngày đầu tháng 6/2022. Trong ảnh: Nông dân Gia Lai thu hoạch tiêu. Ảnh: Trần Hiền


Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt 21.840 tấn, trị giá 98,4 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 giảm 21,3% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 99.540 tấn, trị giá 460,54 triệu USD, giảm 17,8% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt mức 4.504 USD/ tấn, giảm 2,7% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 31,4% so với tháng 5/2021.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt mức 4.627 USD/tấn, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam hạ giá tiêu thu mua ở Campuchia

Trong khi giá tiêu trong nước đang tăng thì Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu tiêu từ Campuchia nhưng đang hạ giá tiêu thu mua từ Campuchia.

Theo Khmer Times, trong 4 tháng đầu năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu 3.834,67 tấn hạt tiêu, đánh dấu mức tăng 79,03% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là nước mua hạt tiêu lớn nhất của Campuchia trong tháng 1-tháng 4, ở mức 3.540,01 tấn, tương đương 92,32%.

 Tiêu ở Campuchia được thu hoạch bằng tay từ tháng 1 đến tháng 5, trước khi có gió mùa Tây Nam kéo theo mùa mưa từ giữa tháng 5.

Tại thời điểm này, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF) Mak Ny cho rằng nông dân ở một số khu vực vẫn chưa hoàn thành vụ thu hoạch do mưa lớn và thiếu lao động.

Trong mùa thu hoạch cao điểm, giá tiêu giảm xuống trung bình 13.000 riel (3,20 USD)/ kg, từ mức 16.000 riel hồi tháng 1, ông nói thêm rằng sản lượng từ đầu năm đến nay đã đạt 60-70%, tăng hơn 20.000 tấn, mức thường được ghi nhận mỗi năm.

Việt Nam là khách hàng chính của Campuchia. Tuy nhiên, Việt Nam đã hạ giá hạt tiêu thu mua của Campuchia.

Hiện nay, Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia đang liên kết các nông dân lại với nhau và tìm kiếm các nhà xuất khẩu để mua tiêu trực tiếp từ người trồng tiêu mà không cần phải phụ thuộc vào các thương lái Việt Nam.



https://danviet.vn/gia-tieu-viet-nam-dang-tang-nhung-viet-nam-giam-gia-tieu-mua-cua-campuchia-20220616101736968.htm

Theo P.V (Dân Việt)

 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.