Từ cuối tháng 10 tới nay-thời điểm kết thúc vụ thu hoạch ở các vùng trồng lớn thuộc Đăk Lăk, Bình Phước..., nguồn cung bắt đầu khan hiếm nên giá thu mua cũng tăng trở lại.
Khảo sát tại các nhóm báo giá thu mua cho thấy, ngày 30-10, giá sầu riêng Monthong Thái (hay còn gọi là sầu riêng Dona) khu vực miền Tây từ 160.000 - 165.000 đồng/kg đối với hàng loại A và 140.000 - 145.000 đồng/kg đối với hàng loại B.
Sầu riêng Ri6 cũng ghi nhận đà tăng tích cực. Nếu như hồi tháng 8, Ri 6 chỉ có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg thì tới cuối tháng 10, giá thu mua tại vườn là 150.000 - 155.000 đồng/kg đối với loại A và 130.000 - 135.000 đồng/kg loại B.
Anh Phạm Toàn, thương lái thu mua sầu riêng cho biết, hiện nay mùa sầu riêng tại Đăk Lăk đã kết thúc, chỉ còn một số ít của các vườn trồng lớn khu vực Lâm Đồng.
Cùng với đó, lượng sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long () cũng chưa có nhiều, khiến nguồn cung hạn chế so với sức cầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá sầu riêng tăng cao so với thời điểm đúng vụ thu hoạch.
Trước đó trao đổi với , ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng dự đoán, giá sầu riêng sẽ tiếp tục neo ở mức cao, kể cả khi vào vụ thu hoạch của các tỉnh ĐBSCL.
Lý do là Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt sẽ một mình một chợ tại Trung Quốc trong dịp cuối năm nay, khi người Trung Quốc đẩy mạnh việc mua biếu tặng dịp lễ, Tết.
10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả ước đạt 6,4 tỷ USD, trong đó sầu riêng chiếm gần một nửa với hơn 3 tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục là xuất chính của loại quả này.
Ngoài trái tươi, việc ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mở ra cơ hội lớn cho ngành nông sản. Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường tỷ dân này có thể đạt 400 - 500 triệu USD năm nay.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngoài sự đa dạng về chủng loại, chất lượng thơm ngon thì một trong những nguyên nhân khiến sầu riêng đem lại lớn như vậy là do sản lượng của sầu riêng Việt Nam dồi dào lên tới 1,5 triệu tấn mỗi năm.
Theo Thu Hà (PLO)