Gia Lai tiếp tục thực hiện dự án "Giảm tốc độ-Trường học an toàn" giai đoạn II mở rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 17-5, Ban An toàn Giao thông (ATGT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức chương trình đánh giá kết quả giai đoạn II “Giảm tốc độ-Trường học an toàn”. 
Tham dự chương trình có đại diện Ban ATGT Quốc gia; Bộ Giao thông-Vận tải; Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Ban ATGT tỉnh; Sở Giáo dục-Đào tạo; lãnh đạo UBND TP. Pleiku và các thành viên Ban cố vấn dự án. Về phía nhà tài trợ có ông Kim Beng Lua-cán bộ cấp cao Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu (GRSP) và bà Miryam Sidik-Giám đốc điều hành Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP).
Dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn” giai đoạn II được triển khai từ tháng 7-2020 đến tháng 5-2022 tại TP. Pleiku. Mục đích chung của dự án là đóng góp vào việc giảm thương tích và tử vong do va chạm giao thông tại các khu vực trường học. Trong gần 2 năm triển khai, giai đoạn II của dự án đã tập trung vào các hoạt động chính như: Chia sẻ tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quốc tế về trường học an toàn; thiết kế phương án cải tạo cơ sở hạ tầng trường học; lắng nghe ý kiến cộng đồng; thẩm tra an toàn giao thông; chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng; chiến dịch tuần tra kiểm soát tốc độ; ban hành tài liệu điện tử ATGT; xây dựng và ban hành định nghĩa trường học an toàn. Kết quả, giai đoạn II đối với 25 trường tiểu học trên địa bàn tham gia dự án, mức độ an toàn đã được nâng lên mức 4 sao và 5 sao (tương ứng mức an toàn và mức an toàn nhất), tỷ lệ học sinh va chạm giao thông tại khu vực trường học giảm từ trên 34% đầu kỳ xuống còn 30% vào cuối kỳ, nhận thức của học sinh, phụ huynh và người dân về tốc độ khu vực trường học được nâng lên rõ rệt.
Đại diện Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai và Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) ký thỏa thuận hợp tác thực hiện Giai đoạn II mở rộng. Ảnh: Lê Anh
Đại diện Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai và Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP) ký thỏa thuận hợp tác thực hiện iai đoạn II mở rộng. Ảnh: Lê Anh
Được biết giai đoạn II có nhiều hạng mục đã được triển khai như: lắp đặt và xây dựng mới vạch kẻ sang đường dành cho người đi bộ, vỉa hè, lan can inox để tách lối đi bộ và khu vực đậu xe cho phụ huynh cũng như các biển báo giao thông thông báo giới hạn tốc độ mới và khu vực trường học. Tốc độ tối đa cho phép ở khu vực trường học có đường đôi, có giải phân cách là 40 km/giờ, khu vực đường 2 chiều, không có giải phân cách là 30 km/giờ, giảm 20 km/giờ so với trước khi triển khai dự án.
Tại buổi lễ, đại diện UBND TP. Pleiku cũng đã công bố định nghĩa khu vực trường học an toàn. Định nghĩa này sẽ được áp dụng cho các trường học trên địa bàn thành phố và đóng vai trò nền tảng ủng hộ các quyết định pháp lý tương tự ở cấp tỉnh. Để duy trì bền vững các kết quả tích cực của dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn”, Ban ATGT tỉnh và Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP) đã tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác thực hiện giai đoạn II mở rộng, thời gian thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 12-2022.
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.