Gia Lai tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-5, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản số 1035/UBND-NL về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh.

  • Lực lượng chức năng của tỉnh tham gia diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Anh Huy

    Lực lượng chức năng của tỉnh tham gia diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Anh Huy

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác PCCCR, tăng cường kiểm tra, giám sát về PCCCR và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong suốt thời kỳ cao điểm của mùa khô. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR; kiểm tra và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy; quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất nương rẫy trên địa bàn, tạm dừng các hoạt động dùng lửa để xử lý thực bì và các hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

Bên cạnh đó, tăng cường triển khai biện pháp an toàn PCCCR trên địa bàn, đảm bảo các điều kiện cần thiết để công tác PCCCR ở địa phương, cơ sở thực hiện theo quy định và kế hoạch PCCCR đã xây dựng và ban hành; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao.

Thường xuyên theo dõi thông tin trên hệ thống cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm và hệ thống phát hiện sớm cháy rừng “Hotspot GLA’’, “Gia Lai FFW” để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định. Khi có cháy rừng xảy ra, khẩn trương chỉ đạo huy động lực lượng, phương tiện... tham gia chữa cháy kịp thời, không để lan nhanh và xảy ra cháy lớn; chỉ đạo điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và có phương án phục hồi rừng...

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra và tiếp nhận thông tin cảnh báo cháy rừng; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp an toàn về PCCCR. Cùng với đó chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, phương tiện theo phương án PCCCR của đơn vị; tăng cường công tác tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại các khu rừng trọng điểm dễ cháy, phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ dập tắt cháy rừng ngay khi mới phát sinh trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn trên diện rộng...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) và các địa phương trong trường hợp chữa cháy rừng khi có yêu cầu; chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp chữa cháy rừng...

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về PCCCR. Đồng thời phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thông báo thường xuyên cấp dự báo cháy rừng 3 lần/tuần trong suốt mùa khô 2023 để người dân biết chủ động ứng phó, phòng ngừa.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.