Gia Lai phấn đấu trở thành vùng động lực của Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 14-7-2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1015/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng xây dựng tỉnh trở thành vùng động lực của Tây Nguyên.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh là cơ sở để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Tây Nguyên ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; trong đó có tính đến điều kiện đặc trưng của địa phương. Đây là công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất tất cả các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, đây là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển. Quy hoạch tỉnh cũng là cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư, phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường. 
Trước đó, tại hội thảo lấy ý kiến để hoàn thiện thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng: “Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhanh hơn, đảm bảo hiệu quả và bền vững, đạt được mục tiêu tăng trưởng đạt mức 11-12%/năm, trong những năm tiếp theo cần phải nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách, là đòi hỏi cấp thiết của nhân dân toàn tỉnh. Quy hoạch sẽ phải đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội của tỉnh từ trước tới nay đi đúng hướng chưa, vì phải đánh giá đầy đủ hiện trạng thì mới xác định được định hướng để có thể phát triển đột phá. Sau khi xác định được trụ cột trọng tâm để phát triển thì phải chỉ ra cho được nguồn lực nào là chủ yếu? Đồng thời, quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu tới mốc năm 2030, kinh tế-xã hội Gia Lai tăng trưởng tới đâu và lúc đó cần rà soát điều chỉnh gì không?”. 
Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định tỉnh sẽ phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, thu hút các nhà đầu tư lớn như: FLC, Vingroup, THACO... Phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trung tâm, viện nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi của các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty Nafood, Công ty OLAM, Công ty Mía đường An Khê… nhằm sản xuất giống mới, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp. 
Thời kỳ 2021-2030, tỉnh tiếp tục chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Hà Duy
Thời kỳ 2021-2030, tỉnh tiếp tục chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Hà Duy
Nói về điều này, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: “Gia Lai có những thế mạnh sẵn có về thổ nhưỡng, khí hậu và đa dạng các loại cây trồng, ngành nông nghiệp sẽ tập trung triển khai hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có lợi thế về thị trường gắn với chế biến sâu phục vụ xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Phấn đấu giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 20% trong cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Đặc biệt, để kinh tế phát triển thì phải đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, chú trọng phát triển dịch vụ vận tải. Do vậy, tỉnh sẽ sớm triển khai nâng cấp Cảng Hàng không Pleiku và mở rộng phát triển các tuyến bay; nâng cấp quốc lộ 19, đầu tư đường cao tốc kết nối Kon Tum-Gia Lai-Bình Định, tạo sự kết nối giữa tỉnh với khu vực Duyên hải miền Trung và khu vực Tam giác phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương.
Về xã hội, tỉnh sẽ xây dựng phương án về dân số, lao động, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Trong đó, xác định các mục tiêu về phân bổ lao động giữa các vùng, các mục tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng về thực hiện chương trình giải quyết việc làm như số việc làm trên địa bàn tỉnh hàng năm; các mục tiêu về định tính giảm nghèo bền vững và các chỉ tiêu về định lượng như tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều, xã nghèo, huyện nghèo...
Môi trường là 1 trong 3 trụ cột chính, do vậy quy hoạch sẽ đi sâu xác định các vấn đề về môi trường tự nhiên, sản xuất và đời sống, nông thôn và đô thị, khu và cụm công nghiệp. 
Với những định hướng cụ thể, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ góp phần đưa Gia Lai phát triển toàn diện, trở thành vùng động lực của Tây Nguyên. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, tỉnh bắt đầu triển khai các bước tiếp theo như: lập dự toán, tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị lập quy hoạch, sau đó mới triển khai lập quy hoạch với những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp cụ thể.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.