Gia Lai nỗ lực xây dựng nền kinh tế trung hòa carbon

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, hướng tới 2050. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương; Đại sứ Đức, Anh và đại diện Ngân hàng Thế giới.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và gia tăng các yếu tố tác động từ bên ngoài. Việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh là phù hợp với định hướng phát triển mới của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, bắt kịp và hướng tới khát vọng thịnh vượng kinh tế; nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bình đẳng về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực; phù hợp với cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia.
Với nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng, nổi bật là chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững được nâng cao, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,7% năm 2012 lên 42% vào năm 2020; đã từng bước đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong nông-lâm-thủy sản; tăng cường tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp; củng cố hạ tầng thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội, môi trường và phòng-chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị trực tuyến Triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 29-10. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Hà Duy
Hội nghị đã đưa ra kế hoạch Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm tạo nên một nền kinh tế xanh trung hòa carbon. Theo đó, đã có một số chỉ tiêu được đề ra, cụ thể: tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm 15-20% vào năm 2030 và tăng lên 25-30% vào năm 2050; đóng góp của kinh tế số trong GDP chiếm 30% vào năm 2030 và tăng lên 50% vào năm 2050; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% vào năm 2030 và tăng lên 43% vào năm 2050; tỷ lệ tổng diện tích cây trồng cạn được áp dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm đạt ít nhất 30% vào năm 2030 và tăng lên ít nhất 60% vào năm 2050.
Tại Gia Lai, định hướng phát triển của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là sẽ xây dựng tỉnh trở thành một hình mẫu về mô hình phát triển năng lượng tái tạo, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, trở thành một trong những tỉnh đầu tiên có nền kinh tế trung hòa carbon. Theo định hướng, tỉnh sẽ nỗ lực xây dựng nền kinh tế trung hòa carbon bằng việc thúc đẩy đầu tư công nghệ carbon thấp; triển khai khung chính sách khuyến khích cho đầu tư carbon thấp; thực hiện các chính sách tạo thị trường nhằm thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ carbon thấp; xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư carbon thấp.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.