Gia Lai: Làm việc với Tổng cục Thống kê về việc xây dựng các số liệu kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Chiều 30-10, UBND tỉnh đã có buổi làm việc trực tuyến với Tổng cục Thống kê để trao đổi, tham vấn và chia sẻ các nội dung liên quan đến tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại điểm cầu TP. Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Hương-Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chủ trì buổi làm việc. Tại điểm cầu tỉnh Gia Lai, đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành thuộc tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy

Theo thông báo của Tổng Cục Thống kê, tốc độ phát triển tổng sản phẩm của Gia Lai ước tính 6 tháng năm 2023 đạt 5,54%, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 35 cả nước. Số liệu 9 tháng ước đạt 2,84%, đứng thứ 5 khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 51 cả nước, trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 1,42%; khu vực dịch vụ tăng 4,98%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2,8%.

Trong khi đó, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra cho năm 2023 là tăng trưởng 8,62%. Việc rà soát lại các số liệu cung cấp đầu vào để tính toán GRDP được tỉnh rất quan tâm, vì tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, tiếp tục đà tăng trưởng tốt, nhưng số liệu 9 tháng thì có sự giảm sút rất mạnh, nhất là ngành công nghiệp xây dựng (âm) và các lĩnh vực khác tăng rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh cũng như tâm lý của cán bộ, người dân.

Đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy
Đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy

Vì vậy, buổi làm việc đã thảo luận nhiều nội dung nhằm đảm bảo số liệu thống kê được chính xác hơn, như: thống nhất hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo cụ thể của các ngành, các địa phương và Cục Thống kê tỉnh; hướng dẫn cách thống kê, tổng hợp đối với sản phẩm các loại cây lâu năm trồng trên đất lâm nghiệp; đề nghị Tổng cục Thống kê xem xét, tính lại đối với một số chỉ tiêu có sự chênh lệch lớn so với số liệu ước thực hiện năm 2022 của ngành nông nghiệp trước khi công bố số liệu chính thức; có định hướng, giải pháp để giảm sự sai khác về số liệu nhằm đảm bảo chỉ tiêu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm sát với thực tế; hướng dẫn thống nhất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về cách tính các chỉ tiêu như tính tỷ lệ phần trăm đóng góp của kinh tế số địa phương vào GRDP cấp tỉnh; thống nhất thời gian báo cáo thống kê...

Ông Trần Quang Minh-Cục trưởng Cục thống kê tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy
Ông Trần Quang Minh-Cục trưởng Cục thống kê tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hữu Quế-Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch cây công nghiệp; chúng tôi đang tập trung tháo gỡ vấn đề giải ngân và tình hình cũng khả quan; Gia Lai cũng đang trong thời điểm cao điểm về phát triển du lịch của năm..., dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đột biến về kinh tế-xã hội của tỉnh trong quý IV-2023. Vì vậy, tỉnh đề nghị Tổng Cục Thống kê nắm được tình hình cũng như có sự thống kê kỹ càng hơn; đồng thời có những hướng dẫn các sở, ngành trong việc cung cấp số liệu. Tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành trong việc thống nhất, phối hợp trong cung cấp số liệu thống kê cho Cục Thống kê tỉnh để đảm bảo cung cấp số liệu chính thống, đúng thực tế của tỉnh”.

Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Hương-Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ theo dõi, đo lường, tác động các kết quả của các hoạt động của tỉnh trong quý IV-2023. Chúng tôi đề nghị tỉnh nắm thêm các bước tính số liệu, chỉ tiêu thống kê, không nên để có sự khác biệt lớn giữa số liệu thống kê; tỉnh phải thống nhất các số liệu báo cáo. Ngành thống kê sẽ phối hợp với tỉnh trong công tác đào tạo, tổ chức các buổi họp trực tuyến với từng sở để thống nhất cách thống kê nhằm xây dựng số liệu thống kê thống nhất, chính xác”.

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.