Gia Lai: Giám sát các chính sách cho vay trong đồng bào dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm Trưởng đoàn đã giám sát trực tiếp việc thực hiện các chính sách cho vay phát triển sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê.
 

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: S.C
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: S.C

Theo báo cáo của UBND huyện Chư Sê, tính đến ngày 30-4-2018, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn là 292,049 tỷ đồng/10.741 hộ vay. Trong đó, dư nợ cho vay đối với hộ đồng bào DTTS là 138,898 tỷ đồng/5.912 hộ vay, chiếm 47,56% tổng dư nợ, bình quân dư nợ mỗi hộ là 23 triệu đồng. Hộ đồng bào DTTS đã được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng ưu đãi, qua đó  đã có tác động tích cực đến các mặt đời sống, giúp bà con mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ sản xuất cũng như tạo thói quen tích lũy, sử dụng đồng vốn hiệu quả; góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Thông qua công tác khảo sát tình hình thực tế tại xã Ia Blang và thị trấn Chư Sê, đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh thẳng thắn trao đổi, nắm bắt thông tin phản hồi từ phía các cơ quan chức năng của huyện. Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Hồ Văn Điềm ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của huyện Chư Sê liên quan đến việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách dành cho đồng bào DTTS.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.