Gia Lai ban hành kế hoạch phòng-chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 188/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phòng-chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì triển khai kế hoạch phòng-chống bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn UBND cấp huyện tổ chức triển khai phòng-chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y; phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng-chống dịch, biện pháp chăn nuôi an toàn, những dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh này; hướng dẫn triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để lây lan; tổ chức giám sát công tác tiêm phòng, lấy mẫu giám sát dịch bệnh.

Tăng cường phòng chống bệnh trên đàn bò tại địa phương
Tăng cường phòng-chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò tại địa phương. Ảnh: Lương Thanh
Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Giao thông-Vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông và các đơn vị liên quan phối hợp với lực lượng Quản lý Thị trường, Thú y, Công an đấu tranh, phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, mắc bệnh, nghi mắc bệnh viêm da nổi cục...
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các biện pháp xử lý môi trường phục vụ phòng-chống dịch bệnh cụ thể cho từng địa phương.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của địa phương trong việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật và sản phẩm động vật ở khu vực biên giới, cửa khẩu; tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới hiểu biết về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để không tham gia tiếp tay cho buôn lậu.
Cục Quản lý Thị trường tỉnh phối hợp với các lực lượng liên quan đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò và sản phẩm trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phòng-chống bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn, chủ động bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh.
Chỉ đạo UBND cấp xã và cơ quan chuyên môn thực hiện phòng-chống dịch, giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch theo quy định. Quản lý hoạt động các cơ sở giết mổ động vật tập trung, hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y.
LƯƠNG THANH

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null