Gần 109 tỷ đồng phát triển giáo dục nghề và giải quyết việc làm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo Kế hoạch số 1334/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023, tổng kinh phí để thực hiện Tiểu dự án 3 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi” thuộc Dự án 5 của chương trình là gần 109 tỷ đồng.
Nhiều thanh niên DTTS được đào tạo nghề nông nghiệp để áp dụng phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Hà Duy
Nhiều thanh niên DTTS được đào tạo nghề nông nghiệp để áp dụng phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Hà Duy

Theo kế hoạch, bên cạnh việc xây dựng các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm sau đào tạo (đối với một số nghề như dệt thổ cẩm, cơ khí, xây dựng, điện…), tỉnh sẽ tập trung đào tạo trình độ nghề sơ cấp đối với các ngành nghề gắn với nhu cầu thực tiễn vùng đồng bào DTTS (như: sửa chữa máy cày công suất nhỏ, sửa chữa máy cắt cỏ cầm tay, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa xe gắn máy, lắp đặt và sửa chữa điện sinh hoạt; các nghề nông nghiệp như trồng cà phê, trồng hồ tiêu, rau an toàn, trồng nấm, chanh dây…) nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người lao động trong phát triển sản xuất.

Ngoài ra, từ nguồn vốn này, tỉnh sẽ chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi; tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp… Phấn đấu trong năm 2023, có 47,2% lao động trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS; phấn đấu đạt 81,8% người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.