Ép buộc người khác uống bia là phạm pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 là văn bản đầu tiên quy định cụ thể về các biện pháp nhằm làm giảm tác hại của rượu bia, cũng như quy định về trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phòng chống tác hại của rượu bia trong cuộc sống.

 




Tại khoản 1 Điều 5 của luật này đã xác định rõ hành vi “xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Với nhiều người, mời rượu bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi giao tiếp trong bàn tiệc. Nhưng mời nhau theo kiểu ép buộc uống đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và thậm chí là coi thường mạng sống của người khác, thì không thể được xem là văn hóa, mà ngược lại cần bị lên án và bài trừ.

Trước đây, với việc ép nhau uống rượu bia như vậy, có người hưởng ứng, có người không đồng tình, nhưng từ ngày 1-1-2010, khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thực thi, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5, việc ép buộc người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật.

Đây là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu tiên được luật hóa. Cũng có thể nói rằng đây là sự điều chỉnh rất cần thiết đối với một hiện tượng phổ biến, đáng báo động, gây ra những hậu quả nguy hại cho cộng đồng và xã hội.

Đã là hành vi vi phạm pháp luật, đòi hỏi phải có chế tài nghiêm khắc để việc thực thi được hiệu quả. Do vậy, sau khi ban hành Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, còn cần có văn bản quy định các chế tài để xử lý đối với các hành vi bị nghiêm cấm theo luật này, đảm bảo khi luật có hiệu lực sẽ tạo ra sự biến chuyển rõ rệt về mặt ý thức khi sử dụng rượu bia, để quy định cấm ép buộc người khác sử dụng rượu bia thực sự có tính chất răn đe, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và mang tính khả thi cao trên thực tế.

LS NGUYỄN TRUNG TRỰC - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam
 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.