Đòi thị uy ở Biển Đông, tàu sân bay Trung Quốc là 'hổ giấy' hay 'hổ thật' ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với giọng điệu hiếu chiến quen thuộc, tờ Hoàn Cầu thời báo lại vừa đăng bài viết về khả năng Trung Quốc điều động tàu sân bay Sơn Đông đến Biển Đông để răn đe.
 

 Tàu sân bay Sơn Đông được biên chế cho Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc - Chụp màn hình Hoàn Cầu thời báo
Tàu sân bay Sơn Đông được biên chế cho Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc - Chụp màn hình Hoàn Cầu thời báo


Mới đây, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài: Chuyên gia cho rằng tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc đã sẵn sàng tới Biển Đông để ngăn chặn “những kẻ gây rối”.

Bài báo trên dẫn lời một số người, được gọi là chuyên gia, cho rằng đoạn video mà Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải hồi đầu tuần cho thấy tàu Sơn Đông sẵn sàng đến những khu vực rộng lớn để “nâng cao năng lực chiến đấu”.

Sẵn sàng chiến đấu ?

Tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc tự đóng, dựa trên nền tảng của chiếc Liêu Ninh mà nước này mua tàu cũ từ Ukraine rồi sửa chữa lại. Tháng 12.2019. tàu Sơn Đông được biên chế cho lực lượng hải quân thuộc Chiến khu nam bộ của Trung Quốc. Đây là lực lượng hoạt động ở khu vực Biển Đông. Tàu Sơn Đông có “cảng nhà” nằm ở căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam.

Đoạn video do CCTV đăng tải cho thấy cảnh máy bay tiêm kích J-15 cất cánh và hạ cánh trên tàu Sơn Đông, máy bay trực thăng đa nhiệm Z-9S cũng xuất hiện trong video này.

 

Hình ảnh chiến đấu cơ J-15 đáp xuống tàu Sơn Đông trong đoạn video do CCTV đăng tải - Ảnh: Chụp từ clip
Hình ảnh chiến đấu cơ J-15 đáp xuống tàu Sơn Đông trong đoạn video do CCTV đăng tải - Ảnh: Chụp từ clip


Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một chuyên gia tên Li Jie của Trung Quốc cho rằng đoạn video trên cho thấy tàu Sơn Đông đã đạt được năng lực chiến đấu cơ bản chỉ sau một năm biên chế cho hải quân Trung Quốc. Việc tàu chiến này tập trận bắn đạn thật được thể hiện trên việc xây dựng 2 nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc không chỉ là “khái niệm”.

Qua đó, chuyên gia Li Jie cho rằng nên cử tàu Sơn Đông xuống phía nam, tức Biển Đông, để thực hiện “răn đe hiệu quả” nhằm “ổn định tình hình”.

Thực hư sức mạnh ?

Tuy nhiên, xem lại đoạn video do CCTV đăng tải về tàu sân bay Sơn Đông thì cái gọi là tập trận bắn đạn thật chỉ là khi hỏa tên lửa đối không tầm ngắn HQ-10.

Về năng lực quan trọng của tàu sân bay là việc triển khai máy bay chiến đấu để tác chiến thì chưa thể hiện rõ ràng. Cụ thể, theo đoạn video trên, các máy bay J-15 vẫn không mang theo tên lửa khi cất và hạ cánh trên tàu Sơn Đông.

Trong khi đó, giới chuyên gia quốc tế cho rằng J-15 vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục khi tổ chức tác chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh lẫn Sơn Đông.

Nguyên nhân, theo TS.Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) trả lời Thanh Niên, là dòng máy bay J-15 quá nặng để cất và hạ cánh trên tàu sân bay, trong khi cả 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông đều không được tích hợp bộ đẩy máy bay. Vì thế, máy bay J-15 khi cất cánh trên tàu Liêu Ninh hay Sơn Đông đều không có hệ thống đẩy trợ giúp.

Thế nhưng, J-15 có tổng trọng lượng tối đa khi cất cánh lên đến 33 tấn, còn máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ có tổng trọng tải tối đa khi cất cánh là 23 tấn. Trong khi đó, không chỉ được trang bị bộ phóng máy bay, tàu sân bay lớp Nimitz hay Ford của Mỹ đều có độ choán nước trên 100.000 tấn và dài hơn 330 m, tức lớn và dài hơn nhiều so với độ choán nước khoảng 70.000 tấn và chiều dài lần lượt 300, 315 m của tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông.

So sánh với tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant cũng không có bộ đẩy máy bay và có đoạn choán nước tương đương tàu Sơn Đông, thì INS Vikrant dùng chiến đấu cơ Mig 29 có tổng trọng tải khi cất cánh chỉ 18 tấn, chỉ bằng 55% so với J-15.

Từ nhược điểm vừa nêu, theo TS Satoru Nagao, J-15 muốn cất cánh dễ dàng trên tàu sân bay Sơn Đông thì buộc phải mang theo ít vũ khí lẫn nhiên liệu, dẫn đến khả năng tác chiến bị giảm đáng kể, cả về hỏa lực lẫn tầm tác chiến.

 

Hình ảnh chiến đấu cơ J-15 trên tàu Sơn Đông - Ảnh: Chụp từ clip của CCTV
Hình ảnh chiến đấu cơ J-15 trên tàu Sơn Đông - Ảnh: Chụp từ clip của CCTV


Thực tế, theo đoạn video mà CCTV thì máy bay J-15 vẫn không mang theo tên lửa khi cất hạ cánh, nên khả năng nhược điểm vẫn chưa được khắc phục. Cho nên, khả năng tác chiến của tàu sân bay Sơn Đông khó đạt hiệu quả cao.

Theo Hoàng Đình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.