Philippines muốn dùng dân quân biển đối phó Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Philippines đang muốn tạo ra lực lượng dân quân biển để bảo vệ các lợi ích của Philippines tại Biển Đông, gồm bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. Tuy nhiên, điều đó sẽ thành hiện thực?
Một binh sĩ Philippines tham gia tuần tra ở vịnh Ulugan nằm đối diện với Biển Đông.
Một binh sĩ Philippines tham gia tuần tra ở vịnh Ulugan nằm đối diện với Biển Đông.
Trang Asia Times hôm 29-10 bình luận: "Một cuộc đua vũ trang "vùng xám" đang nổi lên ở Biển Đông. Việc Trung Quốc gia tăng sử dụng các lực lượng bán quân sự để thực hiện các yêu sách gây tranh cãi của họ có thể sẽ sớm bị đối đầu bởi lực lượng dân quân biển từ Đông Nam Á".
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Philippines đang muốn tạo ra lực lượng dân quân biển cho nước này - hay được biết tới là lực lượng hỗ trợ Cafgu (CAAS) - để bảo vệ các lợi ích của Philippines tại Biển Đông, gồm bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Nếu chính thức được phê duyệt, động thái trên được xem là phản ứng của Philippines trước việc Trung Quốc gia tăng sử dụng các lực lượng bán quân sự, gồm dùng các tàu nhỏ để bao quanh các đảo và thậm chí xâm nhập sâu vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói với Thượng viện nước này rằng "phía họ (theo trang Asia Times ám chỉ Trung Quốc) đang sử dụng cái gọi là dân quân, nhưng thật ra là một phần của hải quân".
Báo Straits Times hôm 29-10 cũng dẫn lại bài bình luận của trang The Inquirer với câu hỏi: "Philippines sẽ có lực lượng dân quân biển ở Biển Đông?".
Theo bài viết, bất kỳ cuộc tấn công có vũ trang nào của một tàu hải quân Trung Quốc nhắm vào tàu hải quân hay tàu lực lượng tuần duyên Philippines đều sẽ có khả năng dẫn tới kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines. Và đây là một tình huống mà Trung Quốc muốn tránh.
"Tuy nhiên, việc một tàu dân quân biển Trung Quốc đâm một tàu dân quân biển Philippines sẽ làm dấy lên những nghi ngờ liệu hành động như vậy có phải là "tấn công có vũ trang" nhắm vào tàu Philippines hay không, như được nêu trong hiệp ước" - tác giả bài viết trăn trở về việc Philippines lập một lực lượng như vậy hoạt động ở Biển Đông.
BÌNH AN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.