Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tích cực tìm kiếm thị trường mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Gia Lai hiện có trên 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu nông sản. Tận dụng lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với những đối tác lớn trên thế giới, các doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động để tiếp cận và mở rộng thị trường.

Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn chuyên xuất khẩu chuối tươi sang một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đạt khoảng 150 tỷ đồng.

1bg.jpg
Các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm thị trường mới cho mặt hàng trái cây. Ảnh: N.H

“Năm 2025, chúng tôi phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 16 triệu USD (tương đương 400 tỷ đồng). Để đạt được mục tiêu này, ngoài đối tác truyền thống, chúng tôi tiếp tục đàm phán để ký kết đơn hàng tại những thị trường mới, nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á như Singapore, Maylaysia và các nước Trung Đông, Nga”-ông Lê Hoàng Linh-đại diện Công ty-cho biết.

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã chủ động vượt qua “bài kiểm tra” đầu tiên về yêu cầu chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic, Rainforest Alliance, FLO… Theo đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ và chuẩn bị các điều kiện để được chấp nhận.

Ông Nguyễn Tiến Định-Giám đốc Công ty cổ phần Vietnam Coffee United (VCU) cho hay: “Doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu cà phê gần 4 năm nhưng hiện đã có mặt ở hơn 10 quốc gia và đang tiếp tục mở rộng thị trường. Nhiều thị trường có yêu cầu rất cao nên chúng tôi phải kiểm soát ngay từ nguyên liệu đầu vào cho đến khâu rang xay, đóng gói.

Tất cả quy trình sản xuất phải được thể hiện rõ trong hồ sơ để cung cấp cho đối tác. Chúng tôi cũng luôn lắng nghe và đáp ứng từng yêu cầu nhỏ của khách hàng. Ngoài ra, tranh thủ cơ hội tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư trong ngành hàng cà phê tại các nước trên thế giới để tìm kiếm thêm khách hàng mới”.

2aa.jpg
Sản phẩm xuất khẩu trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn. Ảnh: N.H

Nông sản của Gia Lai hiện đã có mặt tại khoảng 60 quốc gia trên thế giới và đóng góp khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Trong đó, thị trường châu Âu chiếm khoảng 50-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, với các mặt hàng chính là cà phê, gỗ, trái cây chế biến… Thị trường châu Á chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm cao su, cà phê, mì lát, trái cây…

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-thông tin: “Sở đang tích cực phối hợp với các sở, ngành thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, các thách thức, cơ hội, rào cản… để giúp doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, đáp ứng được các quy tắc về xuất xứ hàng hóa cũng như yêu cầu về công nghệ, lao động, môi trường.

Không dừng lại ở đó, Sở còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn doanh nghiệp triển khai truy xuất nguồn gốc, xây dựng chỉ dẫn địa lý, áp dụng yêu cầu về phát triển xanh… Qua đó, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa”.

Cùng với sự chủ động của doanh nghiệp thì sự đồng hành của các sở, ngành trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của Gia Lai đến những đối tác tiềm năng cũng hết sức quan trọng. Thông qua các chuyến công tác đến các nước trên thế giới hay những cuộc tiếp đón xã giao các đoàn quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh, lãnh đạo tỉnh luôn dành thời gian để giới thiệu về lợi thế, có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh; về các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín cùng sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Những nỗ lực này đang hướng đến mục tiêu chung là khai thác tối đa các thị trường tiềm năng, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, phấn đấu đạt 1 tỷ USD trong năm 2025.

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 756,9 triệu USD, bằng 90% kế hoạch năm 2025 và tăng 57,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Ðịnh: Lan tỏa từ nhận thức đến hành động

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Ðịnh: Lan tỏa từ nhận thức đến hành động

Sau hơn 15 năm triển khai, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bình Ðịnh đã thực sự đi vào đời sống tiêu dùng của người dân. Từ nhận thức đến hành động, hàng Việt ngày càng được ưu tiên lựa chọn, chiếm lĩnh thị trường và khẳng định vị thế.
Chả ram tôm An Nam

Chả ram tôm An Nam

Chả ram tôm An Nam do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Nam Long (phường Tam Quan Nam, TX Hoài Nhơn) chế biến, được làm từ bánh tráng gạo truyền thống, tôm đất tươi, thịt heo ba chỉ, kết hợp với hành, tỏi, gia vị theo công thức gia truyền, rất thích hợp dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc.
Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

null