Đoàn nghệ nhân Jrai trình diễn sắc màu văn hóa tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 8-10, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch, đông đảo người dân và du khách đến xem và trải nghiệm.

Đây cũng là số đầu tiên của chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” với sự tham gia của đoàn 50 nghệ nhân Jrai của xã Ia Dêr (huyện Ia Grai). Các nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn cồng chiêng, các loại nhạc cụ dân tộc, tổ chức các trò chơi dân gian, chế biến ẩm thực truyền thống.

Đoàn nghệ nhân Jrai xã Ia Dêr, huyện Ia Grai tham gia số đầu tiên của chương trình "Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển". Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân Jrai xã Ia Dêr, huyện Ia Grai tham gia số đầu tiên của chương trình "Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển". Ảnh: Hoàng Ngọc

Người dân và du khách đã cùng hòa mình vào những vòng xoang, được nghệ nhân hướng dẫn trải nghiệm các loại nhạc cụ làm từ tre nứa như đàn t’rưng, klông put, klek klok…; tìm hiểu cách chế biến món lá, mì cà đắng xào lòng gà, nướng cơm lam ống nứa, công thức tẩm ướp món gà nướng từ gia vị địa phương để mang hương vị đặc trưng…

Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại chương trình, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết: “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” là mô hình đưa không gian làng về phố nhằm quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Gia Lai, đồng thời tạo nên không gian để người dân và du khách có thể trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc trưng của các dân tộc.

Mỗi tuần sẽ có 1 đoàn nghệ nhân tham gia trình diễn, giới thiệu, hướng dẫn du khách trong các hoạt động trải nghiệm. Chúng tôi hy vọng mô hình sẽ góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, đồng thời tạo thêm địa điểm vui chơi, trải nghiệm để thúc đẩy du lịch địa phương”.

Một em bé chơi thử cây đàn klek klok-nhạc cụ từ tre nứa vô cùng độc đáo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một em bé chơi thử cây đàn klek klok-nhạc cụ từ tre nứa vô cùng độc đáo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch mong muốn các đoàn nghệ nhân trong các buổi trình diễn tự tin bộc lộ tư chất nghệ sĩ, thể hiện những tiết mục đặc sắc nhất, những nét văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc, địa phương mình để giới thiệu tới khách tham quan, giúp họ có những trải nghiệm thú vị và tiếp tục lan tỏa, quảng bá những hình ảnh, giá trị độc đáo của sắc màu văn hóa Gia Lai.

Người dân và du khách tìm hiểu cách chế biến các món ăn truyền thống tại chương trình. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người dân và du khách tìm hiểu cách chế biến các món ăn truyền thống tại chương trình. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sau thành công của “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” diễn ra tối thứ 7 hàng tuần tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” sẽ diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh (TP.Pleiku) bắt đầu từ tháng 10-2023 sẽ tạo thêm hoạt động mới mẻ để thưởng thức và trải nghiệm văn hóa cho người dân và du khách.

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...