Trải nghiệm sắc màu văn hóa Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tiếp nối thành công của “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” diễn ra tối thứ 7 hàng tuần tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tiếp tục tổ chức chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” vào sáng chủ nhật hàng tuần tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.

Theo đó, số đầu tiên của chương trình sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ sáng chủ nhật ngày 8-10 với sự tham gia của đoàn nghệ nhân Jrai huyện Ia Grai.

Đây là mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hoá đặc trưng các dân tộc thiểu số. Ban tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất như sân khấu, khu vực trình diễn các hoạt động, mô hình nhà rông truyền thống; cây nêu; các vật dụng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, vui chơi giải trí của dân tộc Bahnar, Jrai (như chày-cối giã gạo, khung dệt, tượng gỗ, cà kheo, tên-nỏ, gùi, nồi đồng, nhạc cụ...); các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mông, Mường... (như cây nêu-quả còn, khung sạp, cà kheo, con quay, bập bênh, cây đu, khèn...).

Học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt của người Bahnar tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh Hoàng Ngọc

Học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt của người Bahnar tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh Hoàng Ngọc

Mỗi tuần chương trình sẽ mời một đoàn nghệ nhân tham gia trình diễn sắc màu văn hóa của dân tộc mình. Các nghệ nhân tái hiện không gian sinh hoạt hàng ngày như đan lát, dệt vải, tạc tượng, giã gạo, hát kể sử thi, biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc…; tái hiện không gian sinh hoạt lễ hội; tổ chức các trò chơi dân gian như đi cà kheo, bắn nỏ, kéo co, nhảy sạp, ném còn, bập bênh...; chế biến ẩm thực và thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đối với các trò chơi có phân chia thứ bậc, giải, ban tổ chức sẽ tặng quà những người chơi đạt giải cao. Quà tặng là sản phẩm thủ công truyền thống nhỏ, các món ăn truyền thống... của dân tộc tham gia trải nghiệm.

"Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển" sẽ tái hiện lại không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số để người dân và du khách trải nghiệm, tìm hiểu về di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

"Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển" sẽ tái hiện lại không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số để người dân và du khách trải nghiệm, tìm hiểu về di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình nhằm tạo không gian để người dân tham quan, tìm hiểu đặc trưng văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thông qua mô hình giúp cộng đồng các dân tộc trong tỉnh quảng bá, giới thiệu văn hoá đến người dân và du khách; góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống các dân tộc đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Kinh phí tổ chức chương trình từ nguồn vốn Dự án 6 thuộc Chương trình mục mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Trong đó, có chi phí ăn, đi lại, tiền công, hỗ trợ chuẩn bị đạo cụ cho nghệ nhân tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Tiếng vọng cồng chiêng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Tiếng vọng cồng chiêng

(GLO)- "Tiếng vọng cồng chiêng" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là cả "một bến nhớ, một trời thương" về bầu không khí rộn ràng hội cồng chiêng. Ở đó, âm thanh cồng chiêng hòa quyện vào nụ cười mê đắm của nàng sơn nữ, hương cà phê nồng nàn, núi rừng xanh ngút ngàn...
Hồn quê

Hồn quê

(GLO)- Từ nhà tôi đi qua cánh đồng làng là những ngọn đồi hình bát úp nối liền nhau thành một dãy dài bao bọc, che chắn cho làng quê. Thoai thoải bên sườn đồi là những rẫy cà phê, dong riềng, mía tím… của bà con Jrai. Dịp cuối tuần, tôi thường đưa các con ra đồng chơi, vừa tận hưởng không khí mát lành, vừa giúp chúng tìm hiểu công việc của nhà nông. Sau những buổi trải nghiệm thực tế, tôi nghĩ các con sẽ dần hiểu sự vất vả của bà con nông dân mà thêm trân quý sức lao động, thêm yêu cuộc sống.
Hồi hương ấn vàng triều Nguyễn vào đề cử 10 sự kiện tiêu biểu 2023

Hồi hương ấn vàng triều Nguyễn vào đề cử 10 sự kiện tiêu biểu 2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) công bố danh sách 15 đề cử để chọn ra 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023. Trong đó, sự kiện ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được hồi hương tiếp tục vào danh sách đề cử. Đây là lần thứ hai sự kiện này lọt vào danh sách đề cử 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu.
Hồi ký của nhà báo Trần Mai Hưởng: Sứ mệnh tự hào của người làm báo

Hồi ký của nhà báo Trần Mai Hưởng: Sứ mệnh tự hào của người làm báo

Nhà báo Trần Mai Hưởng – nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vừa ra mắt Hồi ký “Phóng viên chiến trường – Trên những nẻo đường chiến tranh và hòa bình” (Nhà xuất bản Thông tấn). Cuốn hồi ký không chỉ kể về cuộc đời làm báo của ông mà còn là tư liệu báo chí, tư liệu về lịch sử; góp phần làm nên sứ mệnh tự hào của người làm báo.
Khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch

Khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch

(GLO)- Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung đang từng bước hình thành và có những điểm sáng đáng mừng. Đạt được điều này là bởi trong các cộng đồng đã có những người biết khai thác di sản văn hóa một cách sáng tạo, có khả năng thương mại hóa các di sản và sát cánh cùng những người được coi là “linh hồn” của di sản giữ cho di sản ngày càng phát triển.

Hương bắp đồng

Hương bắp đồng

Muốn ăn no hay ăn chơi, trái bắp đều có thể chiều lòng người. Suốt một dặm dài tuổi thơ và nhiều năm tháng trưởng thành, chúng ta đều có cảm nhận rằng, trái bắp đâu đó vẫn dung dị đi giữa cuộc sống, không phải là trái bắp luộc thì cũng có hàng tá món ngon biến tấu từ bắp.
Thị trấn mùa đông

Thị trấn mùa đông

(GLO)- Thị trấn mùa này, hầu như ngày nào cũng mấy đận gió lùa. Trời xam xám màu chì. Trong đợt gió đầu mùa cài từng then, vun vút ào đi, kèm theo là hơi lạnh đến thấu xương. Cái thị trấn lúp xúp lọt thỏm giữa núi, nép sát bên đồi trở nên bé nhỏ. Mùa này, sương giá có khi như mưa bụi. Thị trấn nhìn đâu cũng hoang sơ, bình yên và sâu lắng.
Biến di sản thành tài nguyên du lịch văn hóa

Biến di sản thành tài nguyên du lịch văn hóa

(GLO)- Khi xác định lấy di sản văn hóa tộc người làm tài nguyên và nguồn lực cho du lịch văn hóa thì điều quan trọng là phải có những di sản đủ sức hấp dẫn. Tuy nhiên, di sản không thể tự chạy đến với chúng ta và bản thân di sản cũng không phải ngay lập tức đã hội đủ những điều kiện mà du khách mong muốn. Vì vậy, việc tìm kiếm, phát hiện, thẩm định, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản ngày càng đẹp lên cả về nội dung, hình thức thì di sản mới đủ sức biến thành “tư liệu sản xuất” cho ngành du lịch văn hóa.
Nhiều hoạt động của tỉnh Gia Lai tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên

Nhiều hoạt động của tỉnh Gia Lai tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên

(GLO)- Tối 29-11, tại Quảng trường 16-3 (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum cùng các ban, ngành Trung ương, UBND 4 tỉnh Tây Nguyên: Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I.