Emagazine

E-magazine Cuộc gặp gỡ của sắc màu văn hóa


Cùng hơn 700 nghệ nhân các địa phương tụ hội, hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đã đổ về Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) trong 2 ngày 14 và 15-4 làm nên một trong những sự kiện văn hóa được đón đợi nhất thời gian qua.



Ngày hội năm nay, khu vực quảng trường vẫn là lựa chọn lý tưởng với những tàng cây rợp mát, đậm chất làng rừng, đủ để nghệ nhân tự do thể hiện các phần trình diễn với tất cả hứng khởi và say mê. Các nghệ nhân thỏa sức phô bày sự đa dạng của văn hóa bản địa truyền thống: cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, các trò chơi dân gian… Không gian tràn trề âm thanh và màu sắc riêng biệt, độc đáo của mỗi dân tộc, vùng miền.



Phần nội dung hấp dẫn nhất của ngày hội là phục dựng các nghi lễ truyền thống. Đồng bào Bahnar có lễ mừng lúa mới, mừng nhà rông mới, mừng năm mới; đồng bào Jrai có cúng cầu mưa, bỏ mả, mừng lúa mới… Để tiến hành những nghi thức này, các đoàn chuẩn bị đạo cụ, lễ vật hết sức công phu nhằm phục dựng theo đúng nguyên bản. Các mô hình nhà rông, nhà mồ, cây nêu được tái hiện đẹp mắt; có đoàn bày biện bếp lửa-hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà sàn.



Không chỉ “lạc” giữa tiếng cồng chiêng trầm bổng, vòng xoang nhịp nhàng hay âm thanh hòa tấu nhạc cụ dân tộc rộn rã, du khách còn có cơ hội chiêm ngắm hoa văn thổ cẩm, đan lát tinh tế; tìm hiểu cách thức nghệ nhân tạc hoàn chỉnh một bức tượng gỗ dân gian. Cùng với 2 dân tộc bản địa Bahnar, Jrai, các nghệ nhân dân tộc Tày (huyện Mang Yang) còn góp vào chương trình những nét văn hóa đặc sắc của vùng cao phía Bắc với tiếng đàn tính, nghệ thuật múa bát và trò chơi dân gian nhảy sạp, ném còn, đánh cù… Một không gian văn hóa nguyên sơ mà nhân bản, mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời trong ngày hội làng giữa phố. Em Vũ Đào Tường Nghi (lớp 6.2, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) chia sẻ sự ngưỡng mộ: “Em rất bất ngờ và hứng thú khi được ngắm các bà, các cô dệt thổ cẩm, xem biểu diễn cồng chiêng và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là dẫn chứng sinh động về lễ hội ở Gia Lai, giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích”.




Dòng người đổ về quảng trường càng đông, tiếng cổ vũ, tán thưởng càng nhiều, các nghệ nhân càng được tiếp thêm niềm hứng khởi trong từng nhịp chiêng, điệu múa, tiếng đàn. Chủ thể văn hóa vùng đất này ngày càng ý thức rõ sức mạnh nội tại mình đang sở hữu để phát huy và trao truyền. Đội hình các đoàn minh chứng điều này với sự góp mặt của nghệ nhân đủ mọi lứa tuổi. Trong số đó, vẻ xinh xắn, đáng yêu của các nghệ nhân “nhí” trở thành tâm điểm của ngày hội.



Nhận được cảm tình đặc biệt từ phía khán giả là cô bé Rcom Nay H’Srina (8 tuổi) và Rcom H’Srian (9 tuổi) ở huyện Đak Đoa. Các em biểu diễn hòa tấu nhạc cụ cùng cả đoàn và hát dân ca “Chờ mẹ dệt vải” một cách thuần thục, khiến khán giả xuýt xoa, không thể rời mắt. Phần trình diễn cồng chiêng của đoàn nghệ nhân huyện Chư Păh cũng thu hút vòng tròn thưởng lãm ngày một lớn khi có sự góp vui của 2 pơtual (múa hề) “nhí” là em Khang (10 tuổi) và Khai (11 tuổi). Các em hóa trang bằng cách trát bùn từ đầu đến chân, nhảy nhót lắc lư điệu nghệ theo tiếng cồng chiêng, thỉnh thoảng làm trò, chọc phá người xem khiến ai cũng thích thú. Anh Khyơn-bố của Khang, cũng là một nghệ nhân trong đoàn rất tự hào khi thấy con, cháu trình diễn rất tự nhiên, thu hút.



Quanh không gian rộng khắp, các nghệ nhân nhỏ tuổi ngồi xem cha, ông đan lát và tạc tượng; xem bà, chị dệt vải. Tất cả đều tự nhiên, không chút sắp đặt. Hoạt động trao truyền và kế thừa diễn ra tự nhiên, bắt đầu từ tình yêu với văn hóa dân tộc.



Đặt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung khẳng định: “Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II trở thành hoạt động kết nối tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh. Chúng ta hãy cùng chung tay đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; thể hiện tinh thần, trách nhiệm, khát vọng và tình yêu lớn lao đối với di sản quý báu mà cha ông để lại. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ có cơ hội học hỏi, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng mình”.



Đúng như kỳ vọng, Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II đã tạo nên hoạt động giao lưu đúng nghĩa, giúp đồng bào các dân tộc quảng bá bản sắc và tìm hiểu nét đẹp văn hóa của các dân tộc anh em. Thử chơi môn ném còn-đặc trưng văn hóa dân tộc phía Bắc, nghệ nhân Đinh Văn Bắc (huyện Kông Chro) hào hứng: “Môn này lạ và vui quá. Đây là lần đầu tiên tôi được biết đến”. Nghệ nhân các đoàn và du khách cũng hòa chung niềm hứng khởi khi tham gia nhảy sạp, đánh cù. Ngược lại, bà con dân tộc Tày rất uyển chuyển khi cùng nhịp xoang trong tiếng cồng chiêng rộn rã.



Từ các chương trình phong phú của ngày hội, ý thức trân trọng của cộng đồng đối với di sản văn hóa đã được nâng lên. Đây cũng chính là cơ hội phát triển mạnh mẽ dịch vụ, du lịch tỉnh nhà. Ông Nguyễn Hữu Mão-du khách đến từ Bắc Ninh-cho biết: Trong chuyến trải nghiệm đến 3 tỉnh Tây Nguyên gồm Đak Lak, Gia Lai và Kon Tum, không khí ngày hội tưng bừng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết đã mang đến cho ông ấn tượng sâu sắc. “Tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Đến Gia Lai đã 3 lần nhưng lần này tôi mới được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số”-ông nói. Đoàn du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cũng không bỏ qua sự kiện hấp dẫn này khi dừng chân ở Phố núi. Được mặc đồ thổ cẩm Jrai, được các nghệ nhân hướng dẫn đánh chiêng, bà Dương Thị Kim Sang vô cùng phấn chấn.



Ngẩn ngơ giữa “miền mơ tưởng” còn có một số khách nước ngoài chọn Gia Lai làm điểm đến dịp này. Anh Peter Molnar-du khách Hungary-cũng dùng 2 từ “hạnh phúc” khi chia sẻ cảm xúc của mình. Anh liên tục giơ máy ảnh lên để ghi lại những khoảnh khắc đẹp.


Có thể bạn quan tâm

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.