Chủ động ứng phó trước chính sách thương mại của Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỹ là một trong những thị trường đang chiếm khoảng 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, với các mặt hàng chủ yếu như cà phê nhân, mủ cao su. Trước việc Mỹ áp mức thuế mới, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng phó bằng cách điều chỉnh chiến lược thị trường, tối ưu chi phí, chuẩn hóa sản phẩm.

Mỹ là thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức khi rào cản kỹ thuật, thuế quan và truy xuất nguồn gốc ngày càng siết chặt. Để giữ vững thị phần và tránh rủi ro thương mại, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai các giải pháp thích ứng như nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cấp nhà máy, kho bãi, tăng cường kiểm soát xuất xứ.

7.jpg
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương cho biết: Nếu như năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 580 triệu USD, thì đến năm 2024 kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD. Trong 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 685 triệu USD (đạt 80% kế hoạch, tăng 55,8% so cùng kỳ). Trong đó thị trường châu Âu chiếm 50-60%, thị trường châu Á chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, còn lại các thị trường khác. Mặc dù đạt mức tăng trưởng ấn tượng và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh, song hoạt động xuất khẩu còn nhiều rủi ro do xung đột chính trị giữa một số quốc gia làm chi phí vận tải tăng cao. Đặc biệt, khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng lên đến 46% nên có những khó khăn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Hiện Mỹ đã gia hạn hiệu lực áp dụng chính sách thuế này trong thời gian 90 ngày, Chính phủ và các bộ, ngành đang tích cực đàm phán để tìm giải pháp thuận lợi cho phát triển thương mại hai bên.

Bên cạnh cà phê thì cao su, chanh dây là một trong những mặt hàng có thế mạnh của tỉnh cũng sẽ chịu tác động nếu chính sách thương mại của Mỹ điều chỉnh. Việc Mỹ siết tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, hoặc điều chỉnh thuế nhập khẩu sẽ không chỉ ảnh hưởng đến giá bán mà còn gây áp lực lên khâu sản xuất trong nước, buộc doanh nghiệp và nông dân phải thay đổi cách làm, đầu tư thêm vào vùng nguyên liệu đạt chuẩn và hệ thống chế biến.

Bà Đỗ Lê Phương Trang-Trưởng phòng Tài chính Công ty TNHH Quicornac chia sẻ: “Với gần 40 năm kinh nghiệm chế biến các sản phẩm chanh dây cô đặc đông lạnh để xuất khẩu, Mỹ là thị trường chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty trong 2 năm (2023 và 2024). Trước những chính sách thương mại của Mỹ, Quicornac cũng đã nghiên cứu định hướng chuyển sang các thị trường thay thế như Tây Ban Nha, Brazil, Cộng hoà Séc, Hà Lan…". Theo bà Trang, những năm gần đây, thời tiết và tình hình sâu bệnh trên cây chanh dây ở khu vực Nam Mỹ không thuận lợi đã làm ảnh hưởng đến sản lượng chanh dây của vùng trồng này. Vì thế, thị trường trên thế giới đang trông chờ vào nguồn chanh tím được sản xuất từ Việt Nam, trong đó có Gia Lai.

chanh-day-che-bien-la-mot-trong-nhung-mat-hang-da-xuat-khau-sang-my-anh-vt.jpg
Chanh dây chế biến là một trong những mặt hàng đã xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: VT

Việt Nam đã và đang tham gia 20 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 17 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... Tác động từ các FTA đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của tỉnh.

Với vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, ông Thái Như Hiệp cho rằng: Chúng ta cần phải nhìn nhận trong cuộc chiến nào thì cuối cùng người dân và doanh nghiệp cũng là người khổ. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra được cái nút thắt để gỡ. Doanh nghiệp cần phải tuân thủ đầu tiên là C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa).

“Trong giai đoạn này, doanh nghiệp rất cần có chính sách giảm lãi suất cho vay để hoạch định chiến lược dài hạn về đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà máy, công nghệ, xây dựng các chứng nhận… Doanh nghiệp cũng cần được hỗ trợ đẩy mạnh liên kết sản xuất vùng nguyên liệu theo các tiêu chuẩn phù hợp, kiểm soát tốt xuất xứ hàng hóa và hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu cao nhất, để sẵn sàng đối đầu với những “cuộc chiến” sắp tới, không riêng gì chính sách thương mại của Mỹ, sau này có thể là những chính sách thay đổi, bổ sung mới ở các FTA"-ông Hiệp đề xuất.

kho-hang-vinh-hiep.jpg
Kho hàng cà phê xuất khẩu của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Ảnh: V.T

Bà Lê Thị Thanh Huyền-Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XIV, cho biết: Sau khi có thông báo của Mỹ về thuế đối ứng 46%, chi cục đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp làm thủ tục tại đơn vị để nắm bắt về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Qua nắm bắt tình hình cho thấy, các doanh nghiệp đã bắt đầu hoàn thiện các hợp đồng cũng như tìm kiếm cơ hội từ thị trường mới.

Theo ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương, trong bối cảnh này các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, cũng như phát triển các thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở những thị trường tiềm năng mới. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động và môi trường của các thị trường xuất khẩu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và giảm nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp cũng cần kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong FTA. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, chủ động cập nhật thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các quốc gia, để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.

Mới đây, Sở Công thương cũng đã ban hành Công văn số 628/SCT-QLTM về việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động. Sở Công thương đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các hội, hiệp hội chủ động cập nhật tình hình xuất khẩu, trao đổi thường xuyên với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu hỗ trợ thị trường, phản ánh về Sở Công thương để kịp thời báo cáo Bộ Công thương và hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các hội nghị giao ban hàng tháng; kịp thời đề xuất giải pháp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan khi phát sinh các khó khăn, vướng mắc.

Các doanh nghiệp cần chủ động theo dõi, thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình thị trường để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, phương án ứng phó; tuân thủ quy định thương mại, kinh doanh có trách nhiệm và bền vững. Đồng thời, thận trọng với nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt từ các nước lớn áp thuế để tránh nguy cơ bị điều tra về gian lận xuất xứ hoặc lẩn tránh thuế quan. Bên cạnh đó, tận dụng các FTA đã ký kết để mở rộng thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Tìm về ẩm thực xanh

E-magazineTìm về ẩm thực xanh

(GLO)- Ẩm thực của người Bahnar, Jrai chế biến đơn giản, nguyên liệu thường là những thứ sẵn có trong tự nhiên. Nhưng không vì thế mà món ăn thiếu đi sự hấp dẫn, ngược lại còn rất tròn vị và tinh tế.

Du lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

E-magazineDu lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.

Nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

E-magazineNhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

(GLO)- Đi một chiếc Dream Thái đến địa điểm đã hẹn cùng chúng tôi, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai từ xa đã nở nụ cười tươi. Xe của ông hằn dấu vết của thời gian. Nhìn chiếc xe, có thể phần nào nói lên tính cách của người đàn ông đam mê sưu tầm “đồ cổ”.

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.