Emagazine

E-magazine Độc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

Tận dụng nguồn nước từ suối Ia Ring, người dân địa phương đã cải tạo các triền đồi thành cánh đồng trù phú, vừa đảm bảo lương thực, vừa tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Cánh đồng ruộng bậc thang Greo Sek rộng hơn 50 ha, là khu vực canh tác chủ yếu của người dân 2 làng Greo Sek và Greo Pết (xã Dun). Nằm giữa ruộng lúa bậc thang này là dòng suối Ia Ring mang nguồn nước dồi dào tưới tắm cho cây lúa vươn mình phát triển. Nhìn từ trên cao, cánh đồng Greo Sek có hình chữ V, suối Ia Ring uốn lượn hiền hòa ở trung tâm, còn hai bên là những thửa ruộng nối tầng, tạo nên một khung cảnh thanh bình và trù phú.

Để có được những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, bao thế hệ người Jrai ở xã Dun đã cần cù khai hoang, san đất, đắp bờ, dẫn nước, từng bước cải tạo địa hình để giữ nước cho cây lúa sinh trưởng. Là người làng Greo Pết, ông Rah Lan Nhất-Phó Chủ tịch UBND xã Dun-cho hay: Năm 1975, nhận thấy lợi thế từ dòng suối Ia Ring, bà con 2 làng Greo Sek và Greo Pết đã chung sức xây dựng đập, đào mương dẫn nước về ruộng. Họ chia dòng nước từ bậc ruộng này sang bậc ruộng khác, theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Nhờ hệ thống thủy lợi này, bà con chuyển đổi từ canh tác nương rẫy phụ thuộc nước mưa sang mô hình ruộng bậc thang tưới tiêu chủ động. Ban đầu, diện tích ruộng còn nhỏ lẻ nhưng qua thời gian, người dân không ngừng mở rộng và cải tạo, hình thành nên cánh đồng rộng lớn như ngày nay.

Trước đây, dù có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, trên các sườn đồi hai bên suối Ia Ring, người dân vẫn duy trì trồng lúa rẫy, tận dụng nước trời và độ ẩm đất để canh tác. Tuy nhiên, năng suất lúa thấp, thời gian thu hoạch lâu, nhiều gia đình vẫn thiếu đói.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, chính quyền địa phương cử cán bộ chuyên môn về hướng dẫn người dân trồng lúa nước 2 vụ. Bà con được tập huấn sử dụng giống lúa mới, kỹ thuật gieo sạ, cấy lúa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Chính quyền địa phương còn tích cực tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang mô hình lúa nước bền vững.

Năm 2004, Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mới thay thế đập ngăn nước cũ. Theo đó, nguồn nước dẫn từ suối Ia Ring về cánh đồng ruộng bậc thang dồi dào, ổn định hơn. Diện tích lúa cũng từ đó liên tiếp được mở rộng. Ban đầu, mặt ruộng nhỏ, việc cày bừa chủ yếu dựa vào sức người và trâu bò. Về sau, bà con thuê máy móc san ủi, mở rộng diện tích mỗi thửa từ 500 m² trở lên, giúp việc canh tác thuận lợi hơn.

Nhờ hệ thống thủy lợi, nhiều hộ gia đình đã chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp. Bà Rah Lan H’Nhum (làng Greo Sek) tâm sự: “Bố mẹ tôi có 3,5 ha đất lúa ở cánh đồng Greo Sek. Trước đây, khi chưa có hệ thống thủy lợi, gia đình chủ yếu trồng bắp và lúa rẫy truyền thống. Khi lập gia đình, 7 chị em tôi được bố mẹ chia đất, mỗi người hơn 3 sào. Hiện nay, việc lấy nước tưới đã thuận lợi hơn rất nhiều nên bà con làm được 2 vụ lúa mỗi năm. Vụ này, gia đình tôi chọn trồng giống lúa Đài Thơm 8 vì năng suất ổn định và chất lượng gạo thơm ngon”.

Đặc biệt, mùa lúa chín, những thửa ruộng vàng óng trải dài, xếp lớp đã thu hút du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp. Ủy ban nhân dân xã đã lập hồ sơ đề xuất tỉnh phát triển khu vực cánh đồng bậc thang này thành điểm du lịch. Tuy nhiên, do chưa chủ động kinh phí đầu tư nên kế hoạch này đến nay vẫn chưa thể triển khai.

Clip: Độc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun. Thực hiện: R'ô Hok
de-ema-hok.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tìm về ẩm thực xanh

E-magazineTìm về ẩm thực xanh

(GLO)- Ẩm thực của người Bahnar, Jrai chế biến đơn giản, nguyên liệu thường là những thứ sẵn có trong tự nhiên. Nhưng không vì thế mà món ăn thiếu đi sự hấp dẫn, ngược lại còn rất tròn vị và tinh tế.

Du lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

E-magazineDu lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.