Emagazine

E-magazine ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài cuối: Đồng hành cùng sự phát triển của Gia Lai

Qua các buổi giám sát, tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh đã tiếp nhận, tổng hợp những ý kiến phản ánh của Nhân dân và có nhiều đề xuất, kiến nghị để các Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh giải quyết, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Năm học 2023-2024, việc tạm dừng tổ chức lớp bán trú dành cho học sinh trong các trường công lập ở bậc mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh do Nghị quyết số 47/2022/NQ-HĐND ban hành trước đó không còn phù hợp. Việc này gây lo lắng cho hầu hết người dân có con em theo học ở hai bậc học này bởi họ phải tìm phương án đưa đón con, sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo giờ giấc công việc.

Chuyển tải những bất cập này tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, ngày 10-5 vừa qua, cử tri Hoàng Thị Bích Lân-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đề nghị HĐND tỉnh sớm ban hành nghị quyết mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trường học thực hiện.

“Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm từ các cấp, ngành của tỉnh, phụ huynh, học sinh và cả các nhà trường. Để duy trì tính ổn định, tôi đề nghị cấp có thẩm quyền nên xây dựng nghị quyết dựa trên tỷ lệ tăng mức thu dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của địa phương và sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh”-cử tri Hoàng Thị Bích Lân đề xuất.

Tiếp thu những kiến nghị này, tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với cán bộ lãnh đạo, quản lý, viên chức ngành Giáo dục vào ngày 21-5-2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét ban hành nghị quyết sửa đổi hoặc thay thế để kịp thời triển khai tổ chức thực hiện.

Ngay sau đó, vấn đề này đã được “tháo gỡ” khi kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII thông qua Nghị quyết số 92/2024/NQ-HĐND ngày 14-10-2024 của HĐND tỉnh về quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 24-10-2024 đã khơi thông những điểm nghẽn trong việc tổ chức học bán trú ở các nhà trường, tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

hinh-4.jpg

Nhằm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo, năm 2022, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”.

Qua giám sát và đi thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đoàn giám sát đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với Trung ương, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc thực hiện kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh.

Trong đó, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp cùng với các địa phương tổ chức rà soát, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã (HTX), để kịp thời củng cố, hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc HTX đang gặp phải, nhằm giúp các HTX hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian đến.

Cùng với đó, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ HTX và kinh tế tập thể phát triển.

Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra cuối năm 2022, HĐND tỉnh thông qua 2 Nghị quyết liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương nhằm hỗ trợ vốn vay, nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Gia Lai do UBND tỉnh trình.

Cụ thể, Nghị quyết số 173/NQ-HĐND ngày 9-12-2022 về việc chấp thuận cơ cấu tổ chức và tăng vốn điều lệ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Gia Lai và Nghị quyết số 174/NQ-HĐND ngày 9-12-2022 về phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025. Việc HĐND tỉnh tăng vốn điều lệ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Gia Lai lên 17 tỷ đồng để đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng theo quy định.

Bên cạnh đó, tại các buổi tiếp xúc chuyên đề với một số sở, ban, ngành của tỉnh Gia Lai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã tiếp nhận những ý kiến của cử tri và có ý kiến đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, giải quyết kịp thời những vướng mắc thuộc thẩm quyền như bộ máy, biên chế, phân công nhiệm vụ, các chính sách liên quan... Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan cần cụ thể hóa từng đề xuất, kiến nghị để Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp, có ý kiến với các bộ, ngành Trung ương, với Quốc hội.

Trong những năm qua, Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND các cấp trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, bám sát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo Hiến pháp, pháp luật, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mặt công tác.

Đặc biệt, trong công tác giám sát, tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp được Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh chuẩn bị kỹ lưỡng với nhiều hình thức đổi mới, kết hợp giữa khảo sát, xem xét báo cáo với kiểm tra thực tế, tổ chức các cuộc làm việc với UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành.

Tại các buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội-khẳng định:

Thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp xúc chuyên đề sẽ tạo nên kênh thông tin để nắm bắt và phản hồi nhanh các vấn đề khó khăn, vướng mắc của địa phương, của người dân đến Quốc hội và các bộ, ngành, chính quyền địa phương để tìm cách tháo gỡ”.

Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là hình thức giám sát quan trọng, thường xuyên trong các kỳ họp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. Trên cơ sở tổng hợp đề xuất vấn đề chất vấn của các Ban của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh.

Hài lòng với hoạt động chất vấn tại các kỳ họp, cử tri Tô Văn Quân (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chia sẻ: “Nội dung chất vấn luôn là những lĩnh vực được cử tri và dư luận quan tâm, có tác động lớn đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân người bị chất vấn, giúp cho hoạt động của cơ quan, người bị chất vấn hoàn thiện hơn; đồng thời, cũng là điều kiện để kiểm tra năng lực của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước trong việc nắm bắt và điều hành lĩnh vực được phân công”.

Trên cơ sở đề nghị của các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và kiến nghị của cử tri ở địa phương, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến chương trình giám sát hàng năm nhằm đánh giá thực trạng kết quả đạt được, xác định rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của từng vấn đề giám sát. Qua đó kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật; đồng thời, xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đã chất vấn.

Ngoài ra, hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND cũng nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.

Nội dung yêu cầu giải trình căn cứ vào kết quả giám sát, khảo sát, các kết luận, kiến nghị của các Đoàn giám sát trước đây của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, ý kiến, kiến nghị của cử tri. Qua phiên giải trình, giúp cho Thường trực HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh có điều kiện nghiên cứu trước, tìm hiểu kỹ hơn, tham gia ý kiến với cơ quan soạn thảo, đề xuất chính sách ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự thảo nghị quyết của HĐND, giúp các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương hiệu quả hơn.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt, ngoài chức năng giám sát của HĐND tỉnh, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND còn giao thẩm quyền cho Thường trực HĐND tỉnh giám sát chuyên đề giữa 2 kỳ họp và hoạt động này cũng được Thường trực HĐND tỉnh đưa vào kế hoạch hàng năm.

Theo đó, mỗi năm, Thường trực HĐND tỉnh thực hiện 2 đến 3 chuyên đề giám sát, khảo sát tập trung vào các vấn đề bức xúc ở địa phương hoặc những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với đó, công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tăng cường nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân.

hinh-8-1.jpg

“Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tiễn trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, Thường trực HĐND tỉnh cũng tổ chức tiếp xúc, đối thoại với các nhóm cử tri như: viên chức, người lao động ngành y tế; cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành giáo dục; doanh nghiệp và hợp tác xã…

Qua đó, nhằm tìm hiểu sâu hơn về tâm tư, nguyện vọng của họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là những chính sách có liên quan trực tiếp còn khó khăn, bất cập, từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của cơ quan địa phương thì Thường trực HĐND tỉnh đề nghị các cơ quan hữu quan tham mưu HĐND tỉnh ban hành nghị quyết theo thẩm quyền được phân cấp để làm cơ sở tổ chức thực hiện”-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai thông tin thêm.

ten-7758-7363-3013-213-7713-1620-9311-6015.jpg

Có thể bạn quan tâm

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.