"Sắc màu văn hóa Gia Lai" tại Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong  2 ngày (7 và 8-9), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai”. Đây là hoạt động ý nghĩa do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của Gia Lai đến với nhân dân thủ đô Hà Nội, du khách trong nước và quốc tế, qua đó tạo cơ hội để công chúng tìm hiểu, khám phá nét văn hóa bản địa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Gia Lai.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Công Hưng-Trưởng phòng Văn hóa-Văn nghệ Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, trưởng đoàn nghệ nhân của tỉnh dự chương trình-cho biết: Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra trong 2 ngày gồm: trình diễn và giao lưu với công chúng; trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu ẩm thực Gia Lai. 15 nghệ nhân Bahnar đến từ làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) và 15 nghệ nhân Jrai ở làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) sẽ trình diễn và giới thiệu nét văn hóa đặc trưng nhất của đồng bào mình đến với du khách. Trong chuỗi các hoạt động, nghệ nhân sẽ trực tiếp đan lát, tạc tượng, trình diễn làm nhạc cụ, múa hát dân gian, đánh chiêng, múa xoang… Du khách cũng có thể trò chuyện với nghệ nhân về phong tục truyền thống của 2 dân tộc, nguồn gốc, ý nghĩa các nghi lễ; được hướng dẫn làm những món đồ lưu niệm như những chiếc gùi, khăn bé xinh cùng các nghệ nhân.
 Nghệ nhân làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) tập luyện chuẩn bị cho chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai” diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: V.T.T
Nghệ nhân làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) tập luyện chuẩn bị cho chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai” diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: V.T.T
Đang tất bật cùng nhóm nghệ nhân tập luyện bài chiêng “Mừng lúa mới” và phục dựng lễ “Tạ ơn cha mẹ” để tham gia chương trình, ông Yaih-Trưởng thôn Chuét 2-phấn khởi chia sẻ: “Mọi người đang gấp rút chuẩn bị mọi thứ từ trang phục truyền thống cho đến các loại nhạc cụ, dụng cụ trình diễn mang theo, nhất là cây nêu phải làm cho thật đẹp và đúng bản sắc. Khâu nào cũng phải tốt nhất trước khi lên đường đi Hà Nội”. Ông Yaih cho biết, sở dĩ chọn phục dựng lễ “Tạ ơn cha mẹ” bởi đây là tập quán có ý nghĩa trong đời sống dân làng từ thời cha ông, thể hiện tấm lòng của con cái khi trưởng thành nhằm tạ ơn công lao to lớn của cha mẹ. Trong khi đó, 15 nghệ nhân Bahnar đến từ làng Mơ Hra đang phục dựng lễ hội “Mừng nhà rông mới” cũng như tham gia tập đánh bài chiêng “Đâm trâu mừng chiến thắng”, múa xoang, đánh đàn ting ning, trưng, hát dân ca… 2 nhóm nghệ nhân cũng sẽ trình diễn các nghề thủ công truyền thống đặc sắc, hấp dẫn.
Theo ông Hưng, ngoài các hoạt động trên, đoàn còn có một quầy trưng bày, giới thiệu đặc sản phục vụ khách du lịch trong ngày hội “Sắc màu văn hóa Gia Lai”. Từ các món ăn như thịt bò một nắng chấm muối kiến vàng, cơm lam, gà nướng… đến các loại đặc sản như mật nhân, mật ong, sâm dây, tiêu ngũ sắc, măng khô, cà phê… đều được giới thiệu, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch. Bên cạnh đó sẽ có những thông tin, ấn phẩm quảng bá du lịch Gia Lai phát cho du khách tham gia ngày hội gồm: Bản đồ du lịch, Cẩm nang du lịch Gia Lai, Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch…, qua đó cung cấp đầy đủ những điểm đến, các danh thắng là thế mạnh của du lịch Gia Lai.
Nói về lý do chọn Gia Lai là tỉnh trình diễn sắc màu văn hóa địa phương vào dịp này, Th.S An Thu Trà-Phó Trưởng phòng Trưng bày truyền thông và Công chúng (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) cho hay: “Đây là hoạt động thường niên của Bảo tàng với mục đích tạo cơ hội cho các chủ thể văn hóa truyền thống được trực tiếp đối thoại, giao lưu với khách du lịch nhằm quảng bá nét văn hóa bản địa từ cuộc sống đời thường đến phong tục tập quán… Gia Lai với 2 cộng đồng người Bahnar và Jrai sinh sống lâu đời hiện vẫn còn giữ được văn hóa truyền thống đặc sắc, chắc chắn sẽ đem đến sự thích thú cùng những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc quảng bá hình ảnh của địa phương đến mọi miền đất nước, tôn vinh các giá trị văn hóa vùng miền, góp phần giúp công chúng nhận thức sâu sắc về các di sản văn hóa”.
Trưởng đoàn nghệ nhân tỉnh cũng thông tin thêm: Cả 2 đoàn đều có sự tham gia của già làng và trưởng thôn, là những người uy tín và có trách nhiệm cao giúp quán xuyến đoàn nghệ nhân chu đáo. “Với tâm thế mang hình ảnh, con người, bản sắc, sản vật Gia Lai đến với mọi miền đất nước, mong rằng đất và người miền cao nguyên nắng gió sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp với nhân dân trên mọi miền Tổ quốc”-ông Hưng bày tỏ.
Trong sự kiện này cũng sẽ diễn ra các trò chơi dân gian Tây Nguyên như: đứng tượng, húc trâu, đi cà kheo, bịt mắt tìm người, đá gỗ, chăn vịt… cùng nhiều hoạt động sôi nổi dành cho các em thiếu nhi khi Tết Trung thu đang đến gần như múa lân sư, phá cỗ, rước đèn ông sao, cùng các thợ thủ công nặn tò he, làm hoa quả bột, đèn kéo quân…
 VÕ THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.