Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm, làm việc tại bang Telagana, Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tiếp tục chương trình công tác tại Cộng hòa Ấn Độ, ngày 28-6, tại bang Telagna, đoàn công tác của tỉnh Gia Lai do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp dẫn đầu đã tham dự các sự kiện nhân Hội nghị Thương mại và Đầu tư, Hội chợ Đổi mới công nghiệp và Công nghệ.
. Ảnh. Ảnh Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm, làm việc tại bang Telagana. Ảnh: H.H

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm, làm việc tại bang Telagana. Ảnh: H.H

Chiều 28-6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đồng chủ trì cuộc gặp gỡ, tương tác giữa các doanh nghiệp Ấn Độ với các doanh nghiệp của tinh Gia Lai do Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp bang Telegana (FTCCI) tổ chức. Ông AnilbAgarưal-Chủ tịch FTCCI đồng chủ trì buổi gặp mặt. Đây là bang có diện tích lớn thứ 12 của Ấn Độ, thành phố Hyderabad-thủ phủ bang là trung tâm lớn của ngành công nghệ Ấn Độ, bao gồm sản xuất gia vị, dược phẩm, dệt may, làm vườn, chăn nuôi gia cầm, công nghiệp ô tô, khoáng sản...

Tại đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đã giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các tiềm năng, lợi thế, cơ hội hợp tác đầu tư, đồng thời mời gọi các doanh nghiệp của Ấn Độ nói chung và bang Telangana đến thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo các bang của Ấn Độ tiếp tục ủng hộ, làm cầu nối, tạo điều kiện để tiếp tục duy trì, phát huy mối quan hệ ngày càng tốt đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: H.H

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: H.H

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch FTCCI AnilbAgarưal đánh giá cao mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa Ấn Độ và Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, đầu tư... với mối quan hệ ngày càng mở rộng, sự tương đồng về văn hóa, sự thân thiện của con người để có thể trở thành đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới. Ấn Độ nói chung và bang Telagana đang ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, nhất là nông sản và thực phẩm. Ông AnilbAgarưal vui vẻ nhận lời mời và sẽ sắp xếp để dẫn đoàn các doanh nghiệp của bang Telangana đến thăm Gia Lai trong thời gian gần nhất.

Tuy việc tham gia của các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai trong đợt công tác này chưa đầy đủ các lĩnh vực, nhưng có thể nhận thấy rằng tiềm năng đầu tư, các sản phẩm chủ lực của tỉnh Gia Lai đã tạo sức hút khá lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Các gian hàng trưng bày, tư vấn, cung cấp thông tin của các doanh nghiệp Gia Lai luôn tấp nập các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu, trong đó tập trung vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm, dược liệu, xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của 2 địa phương, các chính sách ưu đãi... Đây là bước thành công ban đầu để hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm, làm việc tại bang Telagana. Ảnh: H.H

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm, làm việc tại bang Telagana. Ảnh: H.H

Sự quan tâm đó còn thể hiện bằng việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp và đại diện các ngành cũng đã trả lời nhiều cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông.

Việc đoàn công tác của tỉnh Gia Lai sang thăm, làm việc với các hội, hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp của Ấn Độ là tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác địa phương trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh Gia Lai và các bang của Ấn Độ thông qua Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2018 đến nay, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đã có 4 chuyến thăm và làm việc tại Gia Lai. Phía Ấn Độ đã tổ chức "Ngày quốc tế Yoga" tại tỉnh Gia Lai vào tháng 6-2018; triển khai các chương trình thông tin về học bổng của Chính phủ Ấn Độ cho các sinh viên ưu tú của Việt Nam. Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã hỗ trợ huyện Chư Prông xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung trị giá 50.000 USD, hỗ trợ chương trình "sóng và máy tính cho em"...

Ảnh: H.H

Ảnh: H.H

Hiện có khoảng 10 công dân Ấn Độ đang làm việc tại tỉnh Gia Lai, chủ yếu là lãnh đạo điều hành, chuyên gia tại các công ty FDI.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai chấm dứt hoạt động của Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Bảo vệ Môi trường

Gia Lai chấm dứt hoạt động của Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Bảo vệ Môi trường

(GLO)- Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 42/TB-SNNMT về việc chấm dứt hoạt động của Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) và Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (cũ).

 HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

(GLO)- Ngày 10-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Ayun H’Bút-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh tại huyện Chư Sê.

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai

Đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh Gia Lai thăm chúc Tết cổ truyền Bun Pi May tại tỉnh Sekong

(GLO)- Tiếp tục chuyến thăm, chúc Tết cổ truyền Bun Pi May tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 9-4, đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh Gia Lai do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết lãnh đạo và Nhân dân tỉnh Sekong.

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung tại hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II-2025.

Biết ơn nguồn cội

Biết ơn nguồn cội

(GLO)- Việt Nam có nhiều dân tộc, dòng họ nhưng đều cùng một “bọc trăm trứng” mà ra, cùng là “con Lạc cháu Hồng”, giàu truyền thống văn hóa tốt đẹp và bề dày lịch sử. Điều đó tạo nên trong mỗi con người Việt Nam niềm tự tôn dân tộc, tình cảm gắn bó với quê hương, xứ sở.