Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước từ năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ tháng 7-2025, cách tính lương hưu sẽ thay đổi theo quy định mới của Luật BHXH 2024, áp dụng chung cho khu vực Nhà nước và doanh nghiệp.

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi 2024, có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, đã điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước và doanh nghiệp như nhau. Theo đó, Luật BHXH mới sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp tính lương hưu bằng cách lấy mức bình quân tiền lương tháng của một số năm đóng BHXH cuối cùng đối với những người làm việc trong khu vực nhà nước.

Từ năm 2025, cách tính lương hưu của cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm
Từ năm 2025, cách tính lương hưu của cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm

Còn trong khu vực doanh nghiệp, phương pháp tính lương hưu đối với người lao động vẫn được duy trì như trước đây. Mức lương hưu sẽ được tính dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian tham gia BHXH, tiếp nối quy định của Luật BHXH 2014.

Tuy nhiên, đối với người đóng BHXH từ năm 2025, cách tính lương hưu của cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp sẽ thống nhất, đều dựa trên mức bình quân tiền lương của toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm.

Người lao động vừa làm việc ở cơ quan nhà nước, vừa làm việc ở doanh nghiệp tư nhân sẽ tính bình quân lương của cả hai giai đoạn để tính lương hưu. Đối với công chức, viên chức, mức lương để tính BHXH sẽ bao gồm lương cơ bản, các loại phụ cấp và hệ số bảo lưu lương (nếu có).

Còn người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương để tính BHXH sẽ bao gồm lương cơ bản, các loại phụ cấp và các khoản thưởng đều đặn khác.

Người lao động vừa làm việc ở cơ quan nhà nước, vừa làm việc ở doanh nghiệp tư nhân sẽ tính bình quân lương của cả hai giai đoạn để tính lương hưu
Người lao động vừa làm việc ở cơ quan nhà nước, vừa làm việc ở doanh nghiệp tư nhân sẽ tính bình quân lương của cả hai giai đoạn để tính lương hưu

Nếu trong thời gian nghỉ việc, người lao động vẫn nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương bình thường để đóng BHXH, sẽ đóng bảo hiểm theo đúng mức lương nhận được. Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, Luật BHXH 2024 đã thay thế khái niệm "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu". Mức tham chiếu này sẽ được dùng để tính toán nhiều khoản liên quan đến BHXH như mức đóng, mức hưởng. Hiện nay, Chính phủ quy định mức tham chiếu bằng với mức lương cơ sở nhưng trong tương lai, mức tham chiếu có thể được điều chỉnh riêng biệt.

Mức tham chiếu sẽ được xác định sao cho không thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm bãi bỏ và sẽ được điều chỉnh định kỳ dựa trên các yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế và khả năng tài chính của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Theo Hồng Đào (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).