Di dời 22 hộ dân làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 22 hộ dân người dân tộc thiểu số ở các xã, thị trấn của huyện Phú Thiện đã vào khu vực đất tại thôn Nam Hà (xã Ia Ake), thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai và UBND Ia Ake dựng nhà, làm rẫy trái phép. Được vận động tích cực, họ đã tự nguyện di dời.

Sau khi bán mảnh vườn cùng nhà ở tại tổ 7 (thị trấn Phú Thiện), vợ chồng chị Ksor H’Pep trích 36 triệu đồng mua mảnh đất rộng 2 sào tại lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai quản lý rồi dựng 1 ngôi nhà tạm để ở. “Nghe người quen giới thiệu, tôi mua lại của người ta, có giấy viết mua bán tay hẳn hoi. Cuộc sống gia đình quá khó khăn nên gia đình tôi mới phải chuyển vào đây để kiếm cái sinh nhai. Chúng tôi mới chuyển vào được hơn 1 năm thôi, vừa đi làm thuê vừa trồng trọt để kiếm tiền nuôi 5 đứa con. Bữa trước, cán bộ huyện vào bảo lấn chiếm đất rừng làm nhà ở, phải di dời, chúng tôi mới biết mình mua phải mảnh đất không hợp pháp. Gia đình đang tháo dỡ nhà cửa để di dời ra khỏi khu vực này theo đúng quy định của nhà nước. Nhưng rất mong cơ quan chức năng quan tâm giúp đỡ để cuộc sống sau này được ổn định hơn”-chị H’Pep bộc bạch.

Các hộ dân tự tháo nhà cửa ở khu vực xâm lấn trái phép. Ảnh: T.D
Các hộ dân tự tháo nhà cửa ở khu vực xâm lấn trái phép. Ảnh: T.D

Tương tự, anh anh Rơ Châm Moa (trú tổ 1, thị trấn Phú Thiện) chia sẻ: “Thiếu đất sản xuất, cuộc sống chồng chất khó khăn, nhà mình chuyển vào đây sinh sống. Biết là làm nhà ở khu vực này là sai quy định nhưng không còn cách nào khác. Mình làm sai, chính quyền nói di dời, phải thực hiện thôi. Trước mắt, gia đình mình về ở nhờ nhà người thân ít bữa rồi tính tiếp. Cũng có thể là thuê phòng trọ ở rồi đi làm mướn cho dân trong vùng”.

Không riêng 2 hộ dân nói trên, 20 hộ còn lại cũng đang tháo dỡ nhà cửa để di dời ra khỏi khu vực lấn chiếm trái phép. Trong số này có 16 hộ đã hoàn tất việc di dời. Trên mặt đất chỉ còn dấu tích những ngôi nhà tạm bợ.

Theo UBND huyện Phú Thiện, 22 hộ dân dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp tại ranh giới giữa khu vực UBND xã Ia Ake và Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai được giao quản lý. Diện tích này nằm trong 200 ha đất vừa được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng và đang trong quá trình làm thủ tục bàn giao cho địa phương quản lý. Có 11 hộ dựng nhà trái phép trên phần đất giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai quản lý. Số còn lại thuộc khu vực đất do UBND xã Ia Ake quản lý. “Đa phần các hộ dân lấn chiếm đất làm nhà ở trái phép đều có cuộc sống khó khăn và không biết quy định. 1 số hộ còn lại do cả tin bị một số đối tượng lừa mua phải đất không có giấy tờ rõ ràng. Phát hiện sự việc, từ năm 2023, chúng tôi đã báo cáo cấp trên và triển khai phương án giải quyết. Trong đó, công tác vận động tự nguyện di dời nhà cửa, vật kiến trúc được Ban và UBND xã Ia Ake triển khai tích cực. Đến đầu năm 2024, các hộ dân đã tự nguyện di dời. Chúng tôi cũng hỗ trợ kinh phí di dời nhà cửa cho họ”-Phó trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai Phạm Đắc Vịnh cho biết.

Còn theo ông Bùi Văn Khiêm-Chủ tịch UBND xã Ia Ake: Khu vực đất này đã được đưa ra khỏi đất quy hoạch 3 loại rừng nhưng chưa bàn giao lại cho địa phương quản lý. Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai không quản lý chặt chẽ nên dẫn đến việc bị dân lấn chiếm. UBND xã Ia Ake cũng không kiểm soát hết được bởi khu vực này nằm ở cuối thôn Nam Hà nhưng xa khi dân cư, cách trung tâm xã chừng 6-7 km, đường xá đi lại khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết: “Hành vi lấn chiếm đất nông-lâm nghiệp làm nhà trái phép của các hộ dân đã vi phạm quy định về Luật Đất đai, ảnh hưởng đến quy hoạch chung của địa phương. Việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ xử lý kịp thời, dứt điểm vụ việc. Hiện nay, qua công tác tuyên truyền, người dân đã hiểu và tự nguyện di dời nhà cửa, vật kiến trúc ra khỏi khu vực lấn chiếm trái phép. Huyện cũng sẽ có các giải pháp, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân ổn định cuộc sống sau khi di dời”.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.