Đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
* Kỳ cuối: Đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
(GLO)- Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, người trồng hồ tiêu cần nhanh chóng thay đổi tư duy, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hướng bền vững gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ
(GLO)- Theo anh Huỳnh Anh Quốc (thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh), nhiều hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn đã làm đơn đề nghị Nhà nước quan tâm cho khoanh nợ, giãn nợ và cho vay mới để có cơ hội trả nợ. Người dân hiện rất cần sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, chính quyền địa phương và các ngành chức năng để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 Vườn hồ tiêu của anh Ngô Văn Tiên (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Ảnh: N.S
Vườn hồ tiêu của anh Ngô Văn Tiên (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Ảnh: N.S
Ông Lê Quang Thái-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho biết: Để giúp các hộ dân sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện vượt qua khó khăn, ngay từ đầu năm 2018, UBND huyện đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, tổng hợp tình hình thiệt hại của khách hàng vay vốn có diện tích hồ tiêu bị chết để tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới để khôi phục sản xuất hoặc chuyển đổi cây trồng theo quy định... Đồng thời, huyện và các ngân hàng cũng bàn giải pháp để có lộ trình thu hồi nợ vay phù hợp, hạn chế việc khởi kiện, cưỡng chế thu nợ đối với các hộ vay trồng hồ tiêu gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Tính đến tháng 5-2018, theo báo cáo của UBND huyện Chư Pưh, số hộ sản xuất hồ tiêu vay vốn trên địa bàn huyện đã được các ngân hàng hỗ trợ cơ cấu lại nợ, cho vay mới, miễn giảm lãi vay, giảm lãi suất, khoanh nợ là 263 hộ với số tiền hơn 58,2 tỷ đồng. Trong đó, miễn giảm lãi vay 4,6 tỷ đồng, giảm lãi suất 4,17 tỷ đồng, cho vay mới hơn 49 tỷ đồng. Còn tại huyện Chư Sê, đến ngày 21-5-2018, các ngân hàng đã hỗ trợ cơ cấu lại nợ hơn 3,5 tỷ đồng, cho vay mới 8,35 tỷ đồng, điều chỉnh lãi suất 5 tỷ đồng… Tuy nhiên, số hộ dân bị ảnh hưởng được các ngân hàng hỗ trợ còn tương đối thấp. Hàng ngàn hộ dân trồng hồ tiêu vẫn đang mong mỏi sự hỗ trợ này từ các ngân hàng.  
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, tổng hợp tình hình thiệt hại của khách hàng vay vốn có diện tích hồ tiêu bị chết để tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Hình thành chuỗi liên kết sản xuất

Tiến sĩ Trương Hồng-quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI): “Chúng ta phải xác định có bao nhiêu thị trường trên thế giới và mỗi thị trường cần số lượng sản phẩm bao nhiêu trên một năm để từ đó điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng đảm bảo năng suất, chất lượng cũng như giá trị gia tăng của ngành hàng hồ tiêu, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi đã ổn định quy hoạch, có được thị trường thì cần tổ chức lại sản xuất, gắn tổ chức sản xuất với liên kết doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Điều nữa là cần tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức của người dân để trong quá trình sản xuất không chạy theo số lượng mà đảm bảo chất lượng. Khi chất lượng tốt thì sẽ nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng, từ đó sẽ có thu nhập tăng thêm từ sản phẩm làm ra”.


Tổ liên kết sản xuất kinh doanh hồ tiêu sạch và bền vững (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) là tổ liên kết sản xuất hồ tiêu sạch đầu tiên của tỉnh được thành lập và bước đầu thu được những kết quả rất khả quan. Hiện Tổ liên kết sản xuất này có 68 thành viên sản xuất 100 ha hồ tiêu. Anh Ngô Văn Tiên-Tổ trưởng Tổ liên kết-chia sẻ: “Tham gia Tổ liên kết, bà con nông dân cùng chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hay trong sản xuất. Theo đó, nông dân tự liên kết với các doanh nghiệp cung ứng kỹ thuật, phân bón hữu cơ vi sinh để có giá đầu vào ở mức thấp nhất. Tương tự, đầu ra cũng được nông dân lựa chọn đối tác nhằm loại bỏ các chi phí không cần thiết qua khâu trung gian. Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm làm ra luôn có giá cao gấp đôi so với sản phẩm khác”.
Ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê-nhận định, chu kỳ giảm giá hồ tiêu có thể sẽ tiếp tục kéo dài bởi hiện tại cung đã vượt xa so với cầu. Để tránh tình trạng tương tự có thể xảy ra trong tương lai cũng như giúp đỡ người trồng hồ tiêu vượt qua khó khăn trước mắt rất cần có sự vào cuộc của nhiều “nhà”. Trước tiên, người dân cần ngưng phát triển mới diện tích hồ tiêu, nhất là trồng trên diện tích đã bị nhiễm bệnh chết. Chính quyền địa phương, ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt trong việc quản lý đầu vào vật tư nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó cần chú trọng đến công tác đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đặc biệt, cần đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hướng bền vững gắn với khâu chế biến, thị trường tiêu thụ… Cụ thể, nếu đủ điều kiện thì hộ gia đình cần liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế vì sản phẩm làm ra có giá rất cao, gấp 3-4 lần so với sản xuất thông thường. Ngoài ra, cần tập trung xây dựng thương hiệu, trong đó việc trước mắt là làm chỉ dẫn địa lý của hồ tiêu Việt Nam để xác định nguồn gốc hồ tiêu từng vùng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cũng cho rằng, hồ tiêu là cây trồng chủ lực của tỉnh nên cần phát triển theo hướng an toàn, bền vững. Người trồng hồ tiêu cần tích cực tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nhằm hình thành liên kết ngang giữa nông dân với nông dân để học tập, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất; liên kết với doanh nghiệp để đầu tư vật tư đầu vào, thu mua, chế biến, bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá ổn định. Đây là điều kiện tiên quyết để ngành hồ tiêu phát triển bền vững…
Quang Tấn - Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.