“Đầu tàu” ở Ia Dêr

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những già làng ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước. Họ xứng đáng là “đầu tàu” tại địa phương và được người dân tin yêu.

1. Nghe dân nói-nói dân nghe, việc chung của làng đều hưởng ứng đầu tiên là cách mà ông Rơmah Blớt (SN 1955, làng Klăh 1) đã làm trong suốt thời gian qua. Là người năng nổ trong công việc, ông Blớt từng tham gia công tác Mặt trận rồi được bầu làm Trưởng thôn Klăh 1. Đến năm 2001, ông làm Phó Bí thư Chi bộ xã Ia Dêr. Năm 2008, ông nghỉ chế độ và được bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm già làng làng Klăh 1 cho đến nay.

Ông Rơmah Blớt (bìa phải) trao đổi công việc với cán bộ xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: H.D

Ông Rơmah Blớt (bìa phải) trao đổi công việc với cán bộ xã Ia Dêr, huyện Ia Grai. Ảnh: H.D

Ông Blớt chia sẻ: “Bất cứ việc gì mình cũng phải gương mẫu đi đầu thì người dân mới tin, mới làm theo. Khi người dân đã tin tưởng rồi thì làm việc gì cũng dễ dàng hơn. Đơn cử như việc vận động người dân hiến đất làm đường. Ban đầu, con đường chỉ rộng khoảng 5 m, chủ yếu đường mòn, đường đất. Để đường làng sạch sẽ, rộng rãi hơn, làng đã quyết định mở rộng thêm mỗi bên 1,5 m. Mình là người đầu tiên xung phong hiến đất rồi tích cực tuyên truyền, vận động bà con. Mọi người dần hiểu rõ lợi ích thiết thực của việc mở rộng đường nên cùng nhau tự nguyện hiến đất. Hiện nay, 100% tuyến đường trong làng được nhựa hóa, bê tông hóa”.

Cứ thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, ông Blớt lại xuống làng để nắm tình hình, kịp thời xử lý khi có sự vụ. Làng Klăh 1 có 150 hộ dân, 90% là người dân tộc thiểu số. Trước đây, một số tập tục lạc hậu vẫn hiện diện trong đời sống của bà con, đơn cử như tảo hôn. Trong các buổi họp dân, ông dành thời gian phân tích, giải thích để bà con hiểu rõ những hệ lụy của việc kết hôn không đúng độ tuổi, đồng thời tích cực đến nhà gặp gỡ, vận động, nhất là các gia đình có trẻ vị thành niên nên hiện tình trạng tảo hôn đã giảm đáng kể. Hay như việc thanh-thiếu niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gần đây cũng giảm hẳn khi ông đến từng nhà trao đổi, nói chuyện với gia đình của những thanh-thiếu niên này và trực tiếp khuyên bảo các em.

2. Ông Ksor Hyao-già làng làng Breng cũng là một tấm gương sáng. Năm 2005, sau khi nghỉ chế độ, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ làng Breng 3. Đến năm 2019, ông được người dân bầu làm già làng và tham gia Ban Công tác Mặt trận. Làng Breng có 220 hộ với 1.165 khẩu, 50% là người dân tộc thiểu số. Trình độ nhận thức của dân làng khá cao nên việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như việc phổ biến, giáo dục pháp luật gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, chính bởi nhận thức của người dân khá cao nên để bà con nể phục, nghe theo thì già làng phải có uy tín nhất định.

Ngoài tích cực phát triển kinh tế gia đình, ông Ksor Hyao (làng Breng 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) luôn tận tụy với trách nhiệm được giao. Ảnh: Hà Duy

Ngoài tích cực phát triển kinh tế gia đình, ông Ksor Hyao (làng Breng 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) luôn tận tụy với trách nhiệm được giao. Ảnh: Hà Duy

“Trong làng đôi khi cũng có xảy ra tranh chấp giữa hàng xóm, láng giềng hoặc giữa anh em họ hàng hay vợ chồng mâu thuẫn, thanh niên gây gổ… Những lúc trong làng xảy ra việc chẳng lành đó, tôi cùng với cán bộ trong hệ thống chính trị mời các bên ngồi lại để tìm hiểu đầu đuôi sự việc. Sau đó, chúng tôi phân tích, giải thích để các bên hiểu rõ, từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý nhất”-ông Hyao chia sẻ.

Ông Hyao cho biết: Làng có 138 hộ đang theo đạo Tin lành Việt Nam-miền Nam. Trước kia, một số gia đình nghe theo lời kẻ xấu, theo “Tin lành Đê ga”. Tại những buổi họp dân, ông đã tuyên truyền, phân tích, vận động bà con không nghe lời kẻ xấu, không tụ tập trái phép. Từ đó, họ nhận ra cái sai và chí thú làm ăn xây dựng cuộc sống.

Không chỉ vậy, ông Hyao còn tích cực vận động người dân tham gia xây dựng các công trình công cộng; phòng-chống tệ nạn xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, ông còn nỗ lực phát triển kinh tế gia đình. “Mỗi năm, gia đình tôi thu nhập 100 triệu đồng từ cây cà phê, lúa và nuôi bò”-ông Hyao cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Siu Hnit-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-khẳng định: “Ông Blớt và ông Hyao có nhiều đóng góp cho địa phương. Người dân trong làng luôn kính trọng 2 ông, luôn thực hiện theo hương ước, quy ước của làng. Nhờ đó mà làng Klăh 1 và làng Breng gần như không xảy ra trộm cắp, không ma túy, không tảo hôn, không có người vượt biên. Hai ông là tấm gương sáng cho người dân học tập”.

Có thể bạn quan tâm

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.