'Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi' nghĩa là gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng ta hay nghe câu tục ngữ 'Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi'. Vậy câu này có ý nghĩa như thế nào, nó còn đúng trong bối cảnh hiện đại ngày nay?
Người Việt có quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Ảnh: Shutterstock

Người Việt có quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Ảnh: Shutterstock

Anh Vương An Nguyên, người sáng lập các cộng đồng về văn hóa nghệ thuật, giảng viên thỉnh giảng tại Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho biết câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” mang ý nghĩa về một chút lễ nghi và những liên tưởng đẹp đẽ. Muối là gia vị cần thiết, hay ẩn dụ cho sự mặn mà đời người, vôi thì để sơn phết mới mẻ lại nhà cửa.

Chị Tô Hy, 25 tuổi, đang học thạc sĩ Hán Nôm tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng cho rằng câu tục ngữ "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" có nguồn gốc từ xa xưa, vào đầu năm người ta thường để riêng một nắm muối với một nắm gạo coi như lấy may. Với quan niệm muối mặn, gia đình tình cảm mặn nồng, gạo thì ấm no sung túc. “Cuối năm mua vôi” là vì ngày xưa người ta mua vôi về trữ để ăn trầu, quét lại tường nhà.

“Tết đến, người xưa quan niệm nhà cửa phải gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất mới dám rước ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Tục “cuối năm mua vôi” đến nay dường như không còn nữa. Nhưng riêng việc lấy muối và gạo làm may mắn đầu năm thì một số gia đình vẫn giữ. Một số ít gia đình hiện nay còn giữ tục lệ ngày đầu năm mới sẽ bỏ muối, gạo vào các bình riêng, sau đó để lên bàn thờ ông địa. Mỗi năm họ cũng dành riêng một nhúm muối gói lại bỏ trong gác bếp, một nhúm gạo gói lại bỏ trong thùng gạo”, chị Tô Hy nói.

Ai cũng mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong năm mới. Ảnh: Phan Hậu

Ai cũng mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong năm mới. Ảnh: Phan Hậu

Những giá trị còn mãi, dù thời gian chảy trôi

Theo anh Vương An Nguyên, mọi thứ đều sẽ chảy trôi, biến đổi, nhưng cái ở sâu bên trong văn hóa thì thường khó đổi thay. Nếu chỉ xét câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” trong các đối chiếu bối cảnh văn hóa-xã hội thì có người sẽ thấy chúng cũ kỹ, lạc thời. Vì bây giờ còn mấy ai thấy muối quý hiếm hay dùng vôi để phủ phết làm mới lại không gian?

Tuy nhiên, theo anh Nguyên, có những thứ gợi lên trong ca dao tục ngữ sẽ khó thay đổi hơn, đó có thể xem như những gì được gọi là mã văn hóa-tri thức dân gian, những cảm nhận đẹp đẽ về cuộc đời mà tiền nhân đúc kết. Những điều này là chỉ dẫn đúng đắn cho bất kỳ thế hệ nào, bởi vì sau cùng thì tết Nguyên đán vẫn là điều quan trọng với người Việt.

Anh Vương An Nguyên. Ảnh: NVCC

Anh Vương An Nguyên. Ảnh: NVCC

Giờ đây, muối đã không còn đắt giá như ngày xưa, vôi không còn lựa chọn duy nhất để làm mới nhà. Dù vậy, vị mặn của muối vẫn y nguyên qua bao thế hệ, trường nghĩa về việc quan hệ cần đằm thắm biết chia sẻ, biết hội ngộ cùng nhau cả niềm vui hay nỗi buồn, cuộc đời đẹp đôi khi là vì đủ mặn mà. Vôi có thể vẫn được hiểu như sự làm mới lại ngôi nhà, cuộc đời, ai cũng nên dành thời gian thu vén lại phiền não hay thậm chí cần được động viên để hiểu đời sống còn rất nhiều cơ hội để làm lại tươi mới hơn, mới mẻ hơn”, anh Nguyên chia sẻ.

Theo anh Nguyên, câu tục ngữ “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” cũng có giá trị tinh thần với gen Y, gen Z ngày nay. Hai thế hệ Y, Z có những nỗi buồn riêng. Cũng có những người tuyệt vọng không tin vào khởi đầu mới và lang thang trong nỗi thất vọng của thế giới riêng tư. Việc đó cũng đáng được tôn trọng như tất cả các lựa chọn khác trên đời. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa không có những cơ hội để thoa những lớp vôi mới mẻ, màu sơn tươi tắn mới cho căn nhà và cuộc đời của họ.

Ngày tết có giá trị đặc biệt trong đời sống người Việt. Ảnh: Thu Hương

Ngày tết có giá trị đặc biệt trong đời sống người Việt. Ảnh: Thu Hương

“Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày tết’ là gì?

Có người cho rằng câu này có nghĩa thời xa xưa, điều kiện nhiều gia đình khó khăn, có món gì ngon cả nhà cũng phải để dành cho ngày giỗ, mời bà con, họ hàng, làng xóm tới. Còn tết thì nhà nào cũng có nên sẽ được ăn no đủ.

Anh Vương An Nguyên cho rằng nên xét nghĩa tinh thần chứ không chỉ xét trong nghĩa vật chất cho câu ca này. Trong câu “Đói ngày giỗ cha, no 3 ngày tết" thì “đói”, “no” không còn chỉ là lương thực, mà đói-no còn nằm ở giá trị gắn kết.

Lễ giỗ là riêng tư của gia đình, còn tết là sự kết nối toàn thể dân tộc và trời đất. Giỗ người thân là tưởng nhớ, tâm sự với kỷ niệm, người ta có thể buồn, còn Tết Nguyên đán là phải vui. Vui vì nhận ra thế gian còn tươi thắm, còn đổi thay, số phận còn tiếp nối cho mọi người, nỗi buồn riêng nâng đỡ bằng niềm vui truyền thống và cuộc đời-mùa xuân.

Bữa cơm gia đình đã trở thành một hình tượng quan trọng, nhưng nhiều người thấy cũ kỹ, “sến”, nên đôi khi người ta cho nó vào điểm mù nhận thức. Với Gen Z, chúng ta được hưởng sự ấm cúng của cha mẹ, ông bà, thì những bữa cơm quây quần làm sao mất đi ngữ nghĩa. Cái đẹp đẽ Tết Nguyên đán đương nhiên vẫn quyến rũ và đặc biệt vô cùng, nhất là cho kẻ xa xứ.

Theo anh Vương An Nguyên, ca dao tục ngữ Việt Nam còn nhiều câu nói về phong tục ngày tết. Bên cạnh “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”; “đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết” thì còn có câu “tết quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Cả 3 câu đều chỉ sự cần thiết và no đủ của ngày tết, khẳng định giá trị cố kết, quan trọng của Tết Nguyên đán với văn hóa, tâm thức cộng đồng Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

(GLO)- Nhờ biết khai thác lợi thế thổ nhưỡng địa phương cùng sự sáng tạo không ngừng, anh Phạm Quang Mạnh (làng Đak Chă, xã Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã biến những quả bầu khô thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null