Dân làng Krun sáng tạo trong gây quỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, dân làng Krun (xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) có nhiều cách làm hay và hiệu quả để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. 
Làng Krun có 224 hộ với 900 khẩu, đồng bào dân tộc Bahnar chiếm hơn 90%. Cuộc sống người dân trong làng chủ yếu sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, lúa nước, mì.
Với mong muốn giúp đỡ nhau vươn lên thoát nghèo, năm 2014, dân làng Krun sử dụng quỹ đất chung hơn 1 ha để trồng mì và khoai lang. Đồng thời, làng cũng thành lập các tổ tự quản để đổi công chăm sóc. Đến vụ thu hoạch, sản phẩm được bán lấy tiền gây quỹ phục vụ những việc chung của làng.
Nhiều hộ nông dân làng Krun (xã Hneng, huyện Đak Đoa) thoát nghèo nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: R'Ô Hok
Nhiều hộ nông dân làng Krun (xã Hneng, huyện Đak Đoa) thoát nghèo nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: R'Ô Hok
Nhờ nguồn quỹ này, sau 3 năm, làng Krun đã sửa chữa nhà rông với chi phí hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra, dân làng còn đầu tư tu sửa các con đường trong làng, làm khung rạp cho thuê phục vụ tổ chức các sự kiện.
Đáng chú ý, năm 2020, nhận thấy các bộ cồng chiêng của làng bị hư hỏng nên mọi người quyết định trích một phần kinh phí từ nguồn quỹ sửa chữa lại để đội cồng chiêng của làng tham dự lễ hội đồi cỏ hồng được tổ chức ở xã Glar. Tại đây, đội cồng chiêng của làng đã giành giải khuyến khích.
Cũng thông qua nguồn quỹ này, làng Krun đã giúp 16 gia đình vay vốn với lãi suất 0 đồng để đầu tư phát triển kinh tế. Ông Lưng bày tỏ: “Từ khi có nguồn quỹ, gia đình tôi được vay vốn để đầu tư mua phân bón chăm sóc cà phê, hồ tiêu. Nhờ vậy, vườn cà phê nhà tôi phát triển tốt, đạt năng suất cao”.
Còn ông Blơng thì cho hay: “Vay quỹ của làng không phải lo lắng thời gian trả tiền gốc và cũng không tính lãi nên tôi rất yên tâm đầu tư làm ăn phát triển kinh tế gia đình”.
Con đường làng Krun được bê tông hóa khang trang sạch đẹp.Ảnh-R.H
Con đường làng Krun được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: R'Ô Hok
Ông Angươi-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Krun-cho biết: Việc thành lập quỹ xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Hiện tại, quỹ làng có 41 triệu đồng. Mặc dù nguồn vốn không lớn nhưng thông qua quỹ này đã giúp nhiều hộ có nguồn vốn vay để trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, thể hiện tinh thần đoàn kết trong phát triển kinh tế-xã hội.
“Hàng năm, ngoài cho vay vốn, số tiền này còn để phục vụ nhu cầu khác, nhất là thăm hỏi các gia đình khó khăn nhân dịp lễ, Tết”-ông Angươi cho biết thêm.
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Quốc Tuấn-Chủ tịch UBND xã Hneng-cho biết: Người dân làng Krun có nhiều cách làm hay để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, đặc biệt là quỹ đất của làng đã giúp rất nhiều hộ có nguồn vốn vay tại chỗ để đầu tư sản xuất. Nhờ vậy, làng chỉ còn 4 hộ nghèo.
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, dân làng Krun đã góp ngày công làm đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, làng đã đạt 17/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Làng Krun đang phấn đấu đến cuối năm nay đạt chuẩn nông thôn mới.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.