Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm qua, Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh (CLB DNCCB) xã Ia Bă (huyện Ia Grai) đã trở thành điểm tựa vững chắc, là nơi tập hợp những hội viên tâm huyết, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

CLB DNCCB xã Ia Bă hiện có 15 hội viên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Hội CCB xã. CLB không chỉ là nơi gắn kết những người lính năm xưa, mà còn là hạt nhân trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương. Với tôn chỉ “giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”, CLB đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy kinh tế hộ gia đình.

Chủ nhiệm CLB DNCCB Hoàng Trung Sáu cho biết: “Từ những ngày đầu thiếu thốn kinh phí, nhờ tinh thần nhiệt huyết của các thành viên và sự hỗ trợ từ Hội CCB xã, CLB đã phát triển vững mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào kinh tế tại địa phương. Ngoài giữ gìn và phát huy phẩm chất người lính, các CCB cần tiên phong trong phát triển kinh tế. "Trong những năm qua, CLB đã quán triệt và triển khai hiệu quả các nghị quyết của cấp trên, đặc biệt là phong trào “CCB giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” và phong trào “2 xóa-3 giúp-3 mô hình”. CLB đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức tham quan, học hỏi và nhân rộng các mô hình kinh tế sản xuất, kinh doanh điển hình, góp phần nâng cao đời sống hội viên và phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-CCB Hoàng Trung Sáu thông tin.

ccb-bui-van-tinh-lang-ngai-yo-cham-soc-dan-heo-thit-cua-gia-dinh.jpg
CCB Bùi Văn Tỉnh (làng Ngai Yố) chăm sóc đàn heo thịt của gia đình. Ảnh: Lê Nam

Mỗi năm, CLB đều tổ chức các chuyến tham quan, học tập mô hình kinh tế trong và ngoài xã để các hội viên trao đổi kinh nghiệm, rút ra bài học thực tiễn. Nhiều mô hình trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá… đã được hội viên áp dụng, nhân rộng và đạt hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, hoạt động “thăm nhà, biết vườn” là sáng kiến riêng của CLB nhằm tạo sự gắn bó, chia sẻ giữa các hội viên. Nhờ đó, nhiều hội viên mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Một điểm sáng của CLB là góp vốn gây quỹ xoay vòng với lãi suất thấp hoặc không tính lãi để giúp đỡ hội viên đầu tư sản xuất. Hiện quỹ đạt hơn 60 triệu đồng, trong đó Chủ tịch Hội CCB xã Hoàng Văn Nghiêm đóng góp 30 triệu đồng cá nhân".

Hội viên Nguyễn Văn Quận (thôn Thanh Bình) vay 16 triệu đồng không lãi để chăn nuôi 3 con heo nái (heo rừng lai) và 7 con dê. Mô hình của ông Quận phát triển tốt và đã hoàn vốn cho CLB. Hội viên Bùi Văn Tỉnh (làng Ngai Yố) vay 28 triệu đồng không lãi để chăn nuôi heo và gà, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông Tỉnh chia sẻ: Gia đình ông trồng cây phê trồng xen thêm bơ, sầu riêng và kết hợp chăn nuôi heo. Đàn heo trong chuồng thường duy trì 5-7 con heo nái và 60-80 con heo thịt. Có thời điểm nhà ông nuôi trên 20 heo nái và trên 100 con heo thịt. Còn với vườn cà phê 500 cây mỗi năm thu hoạch được 2,5-3 tấn cà phê nhân. Bình quân mỗi năm trừ chi phí đầu tư gia đình cũng còn lợi nhuận 400-500 triệu đồng. “Giờ cuộc sống của gia đình cũng đỡ, có của ăn của để và mới xây dựng được căn nhà khang trang, tôi cũng cảm ơn các đồng chí, đồng đội đã hỗ trợ, động viên gia đình. Nếu có hội viên nào khó khăn muốn phát triển kinh tế theo mô hình trồng trọt và chăn nuôi tôi sẵn sàng hỗ trợ vốn, con giống để phát triển kinh tế”-ông Tỉnh bộc bạch.

mo-hinh-trong-sau-rien-cua-ccb-le-van-ha-thon-thanh-binh-mang-lai-thu-nhap-cho-gia-dinh-gan-1-ty-dong-moi-nam.jpg
Mô hình trồng sầu riêng của CCB Lê Văn Hà (thôn Thanh Bình) mang lại thu nhập cho gia đình gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Lê Nam

Song song đó, các mô hình kinh tế trang trại, gia trại cũng được đẩy mạnh. Các hội viên đã đầu tư nuôi bò, dê, heo, ong, cá kết hợp trồng sầu riêng, mít, bơ, cà phê, hồ tiêu… Nhiều hộ thu nhập từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động. Gia đình ông Lê Văn Hà (thôn Thanh Bình) là một ví dụ điển hình. Từ chỗ khó khăn khi mới vào lập nghiệp, nhờ sự đồng hành của Hội CCB xã và CLB DNCCB, ông Hà đã mạnh dạn vay vốn đầu tư vườn cây ăn quả đa canh. Hiện tại, trên diện tích 4 ha, gia đình ông có hơn 400 cây sầu riêng (250 cây đã cho thu hoạch), 1.200 cây cà phê, 200 cây dừa và nhiều loại cây ăn trái khác. Vườn cho thu hoạch luân phiên quanh năm, đem lại thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho nhiều lao động “Nếu không có sự hỗ trợ, động viên kịp thời của anh em trong hội, tôi không thể có được cơ ngơi như hôm nay. Hiện nay với 250 cây sầu riêng bước vào kinh doanh tôi dự tính được 39 tấn quả và vụ cà phê vừa rồi tôi cũng thu hoạch được gần 5 tấn cà phê nhân. Bình quân mỗi năm thu nhập sau khi trừ chi phí đầu tư từ vườn cà phê và cây ăn quả nhà tôi có lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng”-ông Hà chia sẻ.

ong-hoang-van-nghiem-chu-tich-hoi-ccb-xa-ia-ba-bia-trai-tham-quan-mo-hinh-trong-sau-rieng-cua-ccb-le-van-ha.jpg
Ông Hoàng Văn Nghiêm-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Bă (bìa trái) tham quan mô hình trồng sầu riêng của CCB Lê Văn Hà. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Văn Nghiêm-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Bă-khẳng định: “Phong trào CCB làm kinh tế giỏi của xã Ia Bă đã và đang đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống hội viên. Sự đoàn kết và hoạt động đều đặn của CLB đã giúp hội viên vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Chúng tôi hỗ trợ nhau từ kỹ thuật, vốn ban đầu đến kinh nghiệm thực tiễn. Quỹ vốn không lãi hiện đạt hơn 60 triệu đồng, giúp 4 hộ hội viên phát triển sản xuất. Hoạt động của CLB được Đảng, chính quyền và Hội CCB địa phương đánh giá cao. Chúng tôi xác định tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, huy động mọi nguồn lực để đồng hành, hỗ trợ hội viên phát triển bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh lễ ký kết tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai ký kết hợp đồng ủy thác với các hội, đoàn thể

(GLO)- Ngày 18-7, tại phường Quy Nhơn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác với 14 đơn vị hội, đoàn thể cấp xã, phường trên địa bàn. Đây là sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới với nhiều triển vọng. 

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

null