Cúng ông Công ông Táo năm 2021 ngày nào, giờ nào, cúng gì tốt nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) vào ngày nào, giờ nào và chuẩn bị mâm cúng những gì tốt nhất?

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống ngày Tết của dân tộc ta để tạ lễ năm cũ và cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Táo Quân (ông Công ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).

Cúng ông Công ông Táo 2021 năm nay rơi vào thứ Năm, ngày 4 tháng 2.


 

 Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch). Ảnh: IT.
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch). Ảnh: IT.


Cúng ông Công ông Táo giờ nào?

Nhiều người cho rằng, cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp cũng được vì đó là thời gian trước khi Ông Công, Ông Táo về Thiên đình bẩm báo, với hàm ý để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị chu đáo.

Tuy nhiên cũng có người chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Hoặc cũng có người chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để cúng.

Theo đó, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h, 11h-13h.

Cụ thể, 9-11h ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

Khung giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời, đây cũng là thời điểm nhiều người lựa chọn để cúng ông Công ông Táo.

Tết ông Công ông Táo cúng gì tốt nhất?

Mâm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Quan niệm của người dân, cá chép vàng phải mua ba con. Cúng cá chép để hóa rồng và trở thành phương tiện để các vị Táo Quân lên chầu trời.

Ngoài ra, trong buổi lễ gia chủ phải chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam, 1 vị thần nữ.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời.

Các chuyên gia văn hóa cho rằng đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị, tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

 

https://danviet.vn/cung-ong-cong-ong-tao-nam-2021-ngay-nao-gio-nao-cung-gi-tot-nhat-20210124135415883.htm

Theo VIỆT SÁNG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai ủng hộ hơn 400 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sáng 21-2, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động ủng hộ phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Tổng số tiền mà tập thể cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành Kiểm sát và các tổ chức chính trị-xã hội khác đã đóng góp được 424 triệu đồng.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.