Công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Luật Doanh nghiệp sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp, bao gồm: công chức, viên chức, trừ trường hợp thực hiện theo quy định về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Sáng 17/6, với 455/457 (95,19%) số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Tiếp thu, giải trình về bổ sung đối tượng viên chức được tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, có một số đại biểu đề nghị rà soát để đảm bảo các quy định về đối tượng thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp đồng bộ, thống nhất với các luật khác liên quan.

Các đại biểu thông qua dự thảo luật, sáng 17/6. Ảnh: Như Ý

Các đại biểu thông qua dự thảo luật, sáng 17/6. Ảnh: Như Ý

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo luật đã sửa đổi Luật Doanh nghiệp theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp, bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trừ trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đáng lưu ý, về nội dung quy định phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty chưa đại chúng, một số đại biểu đã đề nghị xem xét không quy định tại dự thảo luật các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu riêng lẻ; đồng thời cân nhắc quy định tương tự như Luật Chứng khoán theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.

Về nội dung này, Bộ trưởng Tài chính cho biết, tại tờ trình trước đó và trong quá trình giải trình ý kiến, Chính phủ đã làm rõ sự cần thiết phải quy định nội dung này và đề xuất giữ nguyên quy định tại dự thảo luật.

"Tại thông báo số 2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung tại dự thảo luật quy định về hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là một trong các điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty không phải là công ty đại chúng, nhằm tăng năng lực về tài chính đối với doanh nghiệp phát hành, hạn chế những rủi ro thanh toán trái phiếu doanh nghiệp đối với cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư", ông Thắng cho hay.

Luật được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế

Sáng cùng ngày, Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại dự thảo nghị quyết, Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm.

Dự thảo Nghị quyết lần này mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế so với trước đây và kéo dài thời gian giảm thuế đến hết năm 2026. Theo đó, kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế.

Theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, hoạt động dạy học, dạy nghề và dịch vụ y tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên cũng không cần phải giảm thuế. Bên cạnh đó, các dịch vụ như hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên không cần phải giảm thuế GTGT. Trong khi đó dịch vụ viễn thông, bất động sản là những ngành có tăng trưởng trong thời gian qua và cũng không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

Theo phương án Chính phủ đề xuất, dự kiến số giảm thu ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 tương đương khoảng 121 nghìn tỷ đồng. Trường hợp giảm tất cả các mặt hàng chịu thuế suất thuế GTGT 10% xuống 8% thì dự kiến số giảm thu ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 tương đương khoảng 167 nghìn tỷ đồng. Do đó, Chính phủ đề nghị giữ như dự thảo Nghị quyết.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

null