Cơ hội trao đổi kinh nghiệm cho nông dân sản xuất cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội thi nông dân sản xuất cà phê giỏi vùng Tây Nguyên được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, các thí sinh trải qua bốn phần thi bắt buộc là: thi cá nhân, chào hỏi với chủ đề quê hương tôi, kiến thức kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững và kiến thức tổng hợp nông dân với sự phát triển cà phê Việt Nam.

Hội thi nhằm phổ biến những kiến thức cơ bản về trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê cho nông dân. Đồng thời, đây là cơ hội để nông dân các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trồng cà phê.
 

 

Cảm nhận chung là các đội đã có sự chuẩn bị khá chu đáo. Trong phần tự giới thiệu, các đội sử dụng lời ca, tiếng hát hoặc tiểu phẩm ngắn để giới thiệu đến khán giả về đơn vị của mình rất sinh động và phong phú. Mỗi đội đến từ những địa phương khác nhau nhưng đều thể hiện một điểm chung là xung kích đi đầu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Trong phần thi trắc nghiệm, các đội đều trả lời xuất sắc các nội dung câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra. “Mỗi thành viên tham gia hội thi đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về những kiến thức cơ bản liên quan đến trồng và chăm sóc cây cà phê”- ông Phan Huy Thông-Trưởng ban tổ chức đánh giá.

Ở nội dung thuyết trình, dấu ấn cá nhân thể hiện rõ nét. Chủ đề gắn với thực tế quá trình lao động trồng và chăm sóc cà phê. Phần thi tiểu phẩm thật sự mang đến những giây phút sôi động đối với khán giả. Tuy không chuyên nhưng thành viên các đội đã trình bày sinh động phần thi này. Anh Đào Văn Bé-đoàn Đak Nông cho biết: Hội thi giúp ích nhiều cho nông dân.

Chúng tôi chuẩn bị khá kỹ trước khi đến đây với mong muốn giành chiến thắng. Anh Phạm Văn Thanh-thành viên đội Gia Lai chia sẻ: Các thành viên trong đoàn đều chung tinh thần giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nông dân các tỉnh bạn là chính. Điều tôi mong muốn là ngành chức năng duy trì và tạo được nhiều sân chơi bổ ích cho nông dân.

Tiến sĩ Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, qua sân chơi này nông dân trong vùng có thêm kinh nghiệm, ý tưởng để phát triển bền vững vùng chuyên canh cây cà phê trên mảnh đất bazan màu mỡ. Hội thi giúp bà con đem những kiến thức cơ bản về trồng, chăm sóc, thu hoạch, để về truyền đạt, phổ biến cho mọi người cùng thực hiện.

Cà phê Tây Nguyên chiếm đến 90% diện tích và sản lượng của cả nước, giải quyết nhiều việc làm cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; là nền tảng chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Cùng với việc chuyển giao khoa học công nghệ, yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành cà phê vẫn là sự lao động cần cù, siêng năng của nông dân.

Hội thi nông dân sản xuất cà phê giỏi vùng Tây Nguyên một phần nhằm phổ biến kiến thức đến nông dân, mặt khác đây là dịp tôn vinh những nông dân sản xuất-kinh doanh cà phê giỏi khu vực Tây Nguyên-thủ phủ cà phê của cả nước.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null