Cơ hội để người nghèo mở rộng sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm 2015 đến nay, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã hỗ trợ bê tông hóa nhiều tuyến đường đi vào khu sản xuất ở các xã vùng khó của 5 huyện: Krông Pa, Kông Chro, Kbang, Ia Pa và Mang Yang. Việc đầu tư những con đường này đã tạo điều kiện thuận tiện cho người dân đi lại, mở rộng sản xuất, nỗ lực vươn lên làm giàu.

Con đường no ấm

Những ngày đầu năm 2017, đi trên con đường bê tông vào khu sản xuất làng Ar Btôk và Ar Pir (xã Đê Ar, huyện Mang Yang), lòng chúng tôi chộn rộn niềm vui. Nhiều người dân nơi đây cho biết: Một năm trước thôi, mỗi khi đi trên đoạn đường này để ra đồng, ai cũng ngán ngẩm. Bây giờ, con đường được bê tông phẳng lỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao lưu, buôn bán, vận chuyển nông sản từ khu sản xuất về nhà.

 

Đường vào khu sản xuất buôn Ma Nhe A và Ma Nhe B, xã Đất Bằng đang được dự án hỗ trợ thi công. Ảnh. H.T
Đường vào khu sản xuất buôn Ma Nhe A và Ma Nhe B, xã Đất Bằng đang được dự án hỗ trợ thi công. Ảnh. H.T

Dù cuộc sống của người dân 2 làng Ar Btôk và Ar Pir còn nhiều khó khăn nhưng khi được dự án hỗ trợ trên 300 triệu đồng để làm 360 mét bê tông ở đoạn đường đi lại khó khăn nhất, hộ nào cũng tự nguyện chặt bỏ cây cối, hoa màu, hiến đất làm đường. Theo chị Mru-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đê Ar, kiêm Phó ban Phát triển xã, nhờ được tuyên truyền thường xuyên về vai trò, ý nghĩa của dự án nên không chỉ công trình đường đi vào khu sản xuất mà các công trình khác khi triển khai đều được người dân đồng tình, ủng hộ. Các công trình khi đưa vào sử dụng đã thúc đẩy kinh tế-xã hội nơi đây phát triển mạnh mẽ; diện mạo vùng nông thôn thêm khởi sắc, góp phần tích cực vào việc giảm 6% hộ nghèo so với năm 2015.

Tương tự, tuyến đường liên thôn vào khu sản xuất buôn Ma Nhe A và Ma Nhe B (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) những ngày đầu năm 2017 cũng đang được gấp rút triển khai để phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân. Ông Rơ Lan Chuông (buôn Ma Nhe A) chia sẻ: “Dự án đầu tư đường đi vào khu sản xuất sẽ giúp người dân thuận lợi trong việc sản xuất, vận chuyển hàng hóa và giao thương buôn bán. Quan trọng hơn nữa, con đường này sẽ giúp người dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận so với trước rất nhiều. Mình đang tính mở rộng thêm diện tích trồng mì và mía ở khu vực này”.

Chú trọng đảm bảo chất lượng công trình

Theo Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai, thực hiện hợp phần 1-Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn, buôn, các công trình có yêu cầu kỹ thuật đơn giản, vốn đầu tư ít đều do cộng đồng đề xuất và chịu trách nhiệm thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Ở hợp phần này, người dân không chỉ là người thụ hưởng mà còn là những người tham gia quyết định hoàn toàn từ việc lựa chọn đầu tư cho công trình nào, rồi tham gia đấu thầu thi công, giám sát, nghiệm thu. Tất cả các công đoạn đều do người dân cùng bàn bạc và triển khai thực hiện, có sự hướng dẫn hỗ trợ của cán bộ dự án.

Ông Võ Tấn Công-Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Ia Pa cho biết: Những con đường đi vào khu sản xuất khi hoàn thành dự án đều bàn giao cho địa phương quản lý. Trong thời gian thi công, xác định đảm bảo chất lượng các công trình là yếu tố sống còn, do đó, Ban Quản lý các dự án đã tập trung chỉ đạo quản lý chất lượng thi công các công trình một cách toàn diện. Công tác giám sát được làm chặt chẽ; nghiệm thu khối lượng, chất lượng được tiến hành ngay tại hiện trường. Trong quá trình thi công, xây lắp công trình, các loại vật tư và vật liệu như sắt thép, xi măng, cát, đá đều được thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công trình. Các hạng mục bê tông, khối xây, nền đường, móng đường, mặt đường đều được kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi chuyển giai đoạn thi công.

Hà Tây

Tính đến thời điểm này, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã hỗ trợ thi công và đưa vào sử dụng 44 công trình đường đi vào khu sản xuất. Hiệu quả của những công trình đã thấy rõ. Bởi với các chính sách đặc thù được áp dụng tại dự án như: nguyên tắc phát triển do cộng đồng định hướng (CDD), tăng cường phân cấp, phân quyền cho cấp xã, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người hưởng lợi, khuyến khích sử dụng lao động địa phương, tăng cường vai trò của Ban giám sát xã và người dân thụ hưởng trong giám sát các công trình, những con đường đi vào khu sản xuất được kỳ vọng góp phần nâng cao mức sống, tăng thu nhập cho hộ nghèo trên địa bàn các huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Nhân viên Công ty Điện lực kiểm tra Trạm biến áp của Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông. Ảnh: V.T

Gia Lai: Đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm

(GLO)- UBND tỉnh ban hành Công văn số 1107/UBND-CNXD về việc triển khai thực hiện Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23-4-2025 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian đến.

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.

Giá hạt điều xuất khẩu tăng 28%

Giá hạt điều xuất khẩu tăng 28%

(GLO)- Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Hải quan, trong tháng 3-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 55.839 tấn hạt điều, trị giá hơn 384 triệu USD (giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.