Chuyện voi Gia Lai một thời...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nói một thời là bởi, bây giờ hầu như voi nhà còn rất ít hoặc đã già, chẳng hạn như voi ở làng voi Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak). Chúng khật khừ đứng vung tai quạt... muỗi, người ta phải tìm cách thả nó vào rừng để tự kiếm ăn bồi bổ sức khỏe, cái chính là thoát cái kiếp làm… du lịch, chở người trên lưng, khật khừ bước mấy trăm bước rồi... lui về chỗ cũ chờ khách, còn đâu vẻ oai hùng của loài khổng lồ bồ tượng này.
Mẹ tôi từng kể: Ngày xưa, năm 38 tuổi bà mới đẻ ra tôi là con so và... nặng có 1,8 kg, lớn hơn cái chai gù một tí. Khỏi phải nói bà đã nuôi tôi khó khăn vất vả đến như thế nào trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi thứ, giữa cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt ngay giữa một thị xã bị hủy diệt là Thanh Hóa, liên miên sơ tán, liên miên nằm hầm, liên miên bìu ríu chạy bom... Tôi cứ quặt quẹo như một cái dãi khoai gặp lửa. Cho đến một hôm có đoàn xiếc về diễn ở thị xã, trong đó có tiết mục xiếc voi. Khi ấy, mẹ tôi đã bế tôi ra, nhờ chú diễn viên cho bà được bế tôi chui qua bụng voi. Nhìn thấy cái dãi khoai là tôi, ruồi đậu trên môi không thèm đuổi, chú động lòng cho mẹ bế tôi luồn qua bụng voi. Được thể, mẹ tôi nhờ chú cho voi lấy vòi quấn tôi nâng lên hạ xuống 3 lần. Đó là một cú liều mạng, được ăn cả ngã về không vì mẹ tôi nghe người ta mách rằng, tạng như tôi phải luồn qua bụng voi, quý hơn nữa là được nó lấy vòi quấn thì may ra mới qua được cái đốt này. Mà qua cái đốt này thì tôi sẽ... khỏe như voi.
 Làng voi Nhơn Hòa ngày trước. Ảnh: internet
Làng voi Nhơn Hòa ngày trước. Ảnh: internet
Kỷ niệm về voi đầu tiên với tôi là lần tham gia lễ kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa. Tỉnh Nghĩa Bình hồi ấy (nay là Quảng Ngãi và Bình Định) cử người lên Gia Lai thuê voi, bởi họ muốn phục dựng không khí hành tiến của nghĩa quân Tây Sơn. Hồi ấy, Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai cử hẳn một bác Giám đốc Bảo tàng đi thuê voi hộ. Tốn rất nhiều tiền thì thuê được 2 con voi của làng voi Nhơn Hòa xuống Quy Nhơn diễn lễ. Ngày ấy, Nhơn Hòa là làng voi nổi tiếng của Tây Nguyên thuộc xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê (nay là thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh). Cả tháng trời thì bác giám đốc nọ ngã giá được cặp voi, dự kiến nài sẽ điều voi đi bộ từ Chư Sê về Quy Nhơn, quãng đường chừng trên 200 cây số, khoảng nửa tháng mới tới nơi.
Mới khởi hành không bao lâu thì một ông voi chả hiểu ăn uống mất vệ sinh thế nào mà bị đau bụng đi ngoài, chỉ 3 ngày mà sút gần trăm cân. Voi cứ vừa nhúc nhắc đi vừa cong đuôi lên vẽ đường bằng phân. Thế là phải thả vào rừng, bởi voi rất giỏi trong việc tự tìm lá thuốc. Con voi này vào rừng nửa tháng thì tự khỏi và sau đó thì… về nhà. Còn một con tiếp tục đi một mình, có lẽ thấy buồn nên cứ gặp ô tô là xông vào đuổi làm nhiều bác tài chạy trối chết. Thế là lại phải nối đuôi chú kia trả về bản phủ, báo hại Ty Văn hóa-Thông tin và cả Ban tổ chức ở Nghĩa Bình chạy tán loạn tìm voi. Lễ kỷ niệm này không thể không có voi, vì đội tượng binh của nghĩa quân Tây Sơn lập công rất lớn và hình như cũng là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Việt Nam có một lực lượng thiện chiến là voi. Lại nữa, nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là tư lệnh đội tượng binh này. Nhưng kế hoạch thuê voi đã vỡ. Chả biết ai hiến kế nhưng gần 100 thợ mộc giỏi nhất Quy Nhơn khi ấy đã được triệu tập để làm một con voi... gỗ. Trong một đêm, con voi gỗ khổng lồ phủ vải được hoàn thành, đặt trên 2 chiếc xe kamaz ngược đầu nhau, và diễu hành...
Quay lại chuyện về làng voi Nhơn Hòa. Khác với người M'Nông ở Buôn Đôn, người Jrai ở Nhơn Hòa không biết bắt voi, săn voi rừng, mà họ đi mua voi của người Buôn Đôn và người Lào về thuần dưỡng. Làng có chừng 40 nóc nhà nhưng lúc thịnh nhất thì có tới vài ba trăm thớt voi. Voi lổn nhổn như... chuột. Ban đầu, người Nhơn Hòa mua voi về để “chơi”, một cách giữ của, như cái xe máy đối với người Việt những năm 80 thế kỷ trước. Lâu lâu voi được điều đi kéo gỗ về làm nhà rông, tượng nhà mồ... Voi cùng với chiêng, ché trở thành thước đo độ giàu nghèo, chứng minh sự hùng mạnh của từng gia đình, dòng tộc.
Thời hoàng kim nhất của du lịch Gia Lai, các công ty du lịch ký hợp đồng với các chủ voi mở tour du lịch cưỡi voi luồn rừng. Món này hấp dẫn khách du lịch nước ngoài chứ người trong nước ít ham vì vừa đắt mà lại mệt, người cưỡi mệt hơn voi đi vì kiểu xóc của cưỡi voi nó khác hoàn toàn với xóc xe, máy bay, tàu thủy... Nó xóc ngang và cũng làm cho người ta say như say... sóng. Đặc biệt, hồi còn trong làng, chỉ có đàn ông đóng khố mới được voi cho cưỡi. Sau kinh tế thị trường, khi ra phố chở khách du lịch đi tour, chủ voi phải cúng Yàng để xin voi chịu khó cho đàn bà ngồi lên bành. Voi mà chưa cúng thì các bà các cô đừng có dại mà leo lên.
Sau nhiều năm làng voi Nhơn Hòa bị “xóa sổ” vì nhiều lý do thì nay huyện Chư Pưh lại đang có kế hoạch khôi phục đàn voi. Tất nhiên không chỉ để “bóc lột” như trước kia mà có một kế hoạch nuôi thả hợp lý để vừa bảo tồn đàn voi vừa phục vụ du lịch, du lịch sinh thái và văn minh. Hy vọng kế hoạch này sẽ sớm thành hiện thực.
Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.