Chuyện về Đại đội thanh niên xung phong Nguyễn Văn Trỗi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã mấy thập kỷ trôi qua, thế nhưng bao ký ức về những tháng ngày khai hoang, xây dựng kinh tế mới dường như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những cựu thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội Nguyễn Văn Trỗi An Khê. 4 năm hoạt động không phải là dài, song họ đã tiếp bước cha anh trong công cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ để kiến thiết, xây dựng quê hương mới phát triển và mạnh giàu.

Nhiệm vụ lịch sử

 

Những người cựu TNXP đã cùng nhau ôn lại truyền thống tại Lễ công nhân phiên hiệu và trao kỷ niệm chương TNXP Đại đội Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh: Hồng Thi
Những người cựu TNXP đã cùng nhau ôn lại truyền thống tại Lễ công nhân phiên hiệu và trao kỷ niệm chương TNXP Đại đội Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh: Hồng Thi

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, thực hiện Nghị quyết 6 của Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum (về việc phát động chiến dịch 100 ngày 23.000 ha ruộng đất khai hoang, phục hóa để xây dựng cánh đồng sản xuất theo mô hình xây dựng công trường), Đảng bộ, UBND huyện An Khê (nay là thị xã An Khê) đã huy động xây dựng lực lượng TNXP toàn huyện tiến hành khai hoang, phục hóa, định canh, định cư, xây dựng cánh đồng áp dụng kỹ thuật mới… Chiến dịch bắt đầu từ ngày 1-12-1975.

Ông Lê Văn Ngọc-Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị xã An Khê, một thành viên của Đại đội Nguyễn Văn Trỗi ngày ấy, cho biết: Trước yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn, dưới sự chứng kiến của Anh hùng Núp, ngày 10-12-1975, Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi chính thức được thành lập với 45 đội viên, sau đó tăng lên 120 đội viên. Ban Chỉ huy gồm có 1 đồng chí đội trưởng và 2 đội phó. Nhiệm vụ của Đại đội là khai hoang, phục hóa xây dựng cánh đồng; làm nhà định canh định cư; mở đường áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; làm xung kích trong phong trào tình nguyện, thoát ly vào công trình xây dựng quê hương; hướng dẫn lực lượng thanh niên, dân công các xã đến công tác tại công trường do UBND huyện điều động.

 

Dù đã 4 thập kỷ trôi qua nhưng những ký ức ngày nào vẫn còn vẹn nguyên trong họ. Ảnh: Hồng Thi
Dù đã 4 thập kỷ trôi qua nhưng những ký ức ngày nào vẫn còn vẹn nguyên trong họ. Ảnh: Hồng Thi

Trải qua gần 4 năm tổ chức và hoạt động tháng 6-1979 giải tán, Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi đã triển khai, hoàn thành nhiều công trình như: khai hoang, phục hóa 54 ha ruộng nà thổ và đưa vào sản xuất tại công trường Ka Nak (huyện Kbang); xây dựng làng định cư kiểu mẫu Đêroh (nay thuộc xã Đông, huyện Kbang). Ngoài ra, Đại đội còn tham gia khai hoang tại công trường Tú Thủy (xã Tú An, An Khê); cánh đồng Yang Trung (huyện Kông Chro); cánh đồng xã Lơ Ku (huyện Kbang)… “Chiến dịch ở công trường Ka Nak có khoảng 3.000 thanh niên tham gia. Việc khai hoang, phục hóa, xây dựng cánh đồng điểm đều bằng thủ công 100%. Cứ mỗi lần quật ngã được một cây to là cả đội lại hò reo vui mừng, động viên tinh thần cho nhau tiếp tục làm tốt”- ông Ngọc nhớ lại.

Đối với công trường cánh đồng Đê Bar, xã Nam (nay là xã Tơ Tung, huyện Kbang)-điểm định canh định cư của tỉnh-Đại đội đã tập trung thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể: khai hoang, san bằng đồng ruộng, đào đắp bờ, mương thủy lợi, đường giao thông nội đồng và hoàn chỉnh 53 ha ruộng 1 vụ, 2 vụ đưa vào sản xuất; quy hoạch, hướng dẫn dân công các xã cải tạo, phục hóa 56 ha ruộng nước tự có; trực tiếp sản xuất và trình diễn 5 sào ruộng nước áp dụng khoa học kỹ thuật mới do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hướng dẫn để nhân dân làm theo; chăn nuôi 60 con bò, 25 con trâu dùng vào cày kéo; hướng dẫn nhân dân làm ruộng nước, tăng vụ, giúp đỡ về y tế, may mặc, phát triển phong trào văn hóa-văn nghệ-thể dục thể thao trong công trường và nhân dân địa bàn đóng quân. “Đời sống khi ấy vẫn còn lắm khó khăn nhưng vì tình yêu quê hương và xác định trách nhiệm của tuổi trẻ nên chúng tôi luôn cố gắng vượt khó, hoàn thành công việc”- bà Trần Thị Xuân Sang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chia sẻ.

Hạnh phúc “nở hoa”

 

Các cựu TNXP của Đại đội Nguyễn Văn Trỗi nhận Kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Thi
Các cựu TNXP của Đại đội Nguyễn Văn Trỗi nhận Kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Thi

Cùng nhau trải qua chuỗi ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào ấy, nhiều cặp đôi nam-nữ TNXP trong Đại đội Nguyễn Văn Trỗi đã đem lòng yêu mến nhau và quyết định gắn bó dưới một mái nhà. Thi thoảng, họ lại ngồi quây quần bên con cháu, nhâm nhi ngụm trà và ôn lại kỷ niệm của một thời trai trẻ.
 

Với những thành tích cống hiến của mình, Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi đã được UBND huyện An Khê (cũ) ghi nhận và đánh giá cao; được Trung ương Đoàn tặng cờ luân lưu mang hình anh Nguyễn Văn Trỗi; nhiều đội viên được biểu dương, khen thưởng. Vừa qua, Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi cũng đã được công nhận phiên hiệu; 86 cựu TNXP của Đại đội được nhận Kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

18 tuổi, bà Nguyễn Thị Tám (SN 1959) đi theo tiếng gọi quê hương gia nhập lực lượng TNXP xây dựng kinh tế mới. Hơn 3 năm gắn bó cùng với Đại đội Nguyễn Văn Trỗi, bà Tám luôn cố gắng hết mình cùng với đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thế nhưng, việc thoát ly khỏi gia đình, rời xa vòng tay yêu thương, chở che của cha mẹ trong thời gian dài, trong lòng bà đôi khi lại dấy lên một nỗi buồn khó tả. Những lúc như thế, bà hay cất cao lời ca để động viên tinh thần cho chính mình và bè bạn. Tiếng hát ấy đã chạm tới trái tim của chàng trai Trần Văn Bình (SN 1957) khi cả hai cùng tham gia khai hoang tại cánh đồng Đê Bar. Qua những lời động viên nhau trong lao động và cuộc sống, hai người dần thấu hiểu, tin yêu nhau và nên duyên chồng vợ. Sau khi Đại đội Nguyễn Văn Trỗi giải thể, ông bà về xây dựng tổ ấm tại tổ dân phố 15, phường An Phú, thị xã An Khê. Gần 40 năm qua, ngôi nhà nhỏ ấy vẫn luôn đong đầy hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười.

Tương tự, tình yêu giữa ông Nguyễn Tri Kinh (SN 1959) và bà Đồng Thị Tuyết (SN 1960) cũng bắt đầu nảy nở từ những lần cô y tá trẻ tận tình chăm sóc cho bệnh nhân. “Anh Kinh hồi đó cũng hay đau ốm nên chúng tôi có nhiều cơ hội hơn để trò chuyện với nhau, dần dần “bén duyên” nhau lúc nào không hay. Tình yêu lúc ấy đơn giản lắm, tối lại chỉ cần gặp mặt, động viên nhau là đã thấy hạnh phúc rồi”- bà Tuyết tâm sự.

 

Ông Bình-bà Tám là một trong nhiều cặp vợ chồng nên duyên khi cùng nhau tham gia Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh: Hồng Thi
Ông Bình-bà Tám là một trong nhiều cặp vợ chồng nên duyên khi cùng nhau tham gia Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh: Hồng Thi

Ngoài ông Bình-bà Tám, ông Kinh-bà Tuyết, Đại đội Nguyễn Văn Trỗi khi đó còn có khoảng 4-5 cặp TNXP khác nên nghĩa vợ chồng. Sau này, khi đơn vị giải thể, lại thêm 5-6 cặp đôi nữa tổ chức đám cưới và chung sống hạnh phúc với nhau đến tận bây giờ.

Với những thành tích cống hiến của mình, Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi đã được UBND huyện An Khê (cũ) ghi nhận và đánh giá cao; được Trung ương Đoàn tặng cờ luân lưu mang hình anh Nguyễn Văn Trỗi; nhiều đội viên được biểu dương, khen thưởng. Vừa qua, Đại đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi cũng đã được công nhận phiên hiệu; 86 cựu TNXP của Đại đội được nhận Kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Hồng Thi-Lệ Hằng

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.