Chuyện về Thiếu tướng Đinh Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ Chỉ huy trưởng Huyện đội Chư Păh (cũ), qua nhiều năm phấn đấu rèn luyện, anh Đinh Dương được phong quân hàm Thiếu tướng (năm 2004) và là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, Phó Tư lệnh Quân khu 5.

Tôi quen biết anh Đinh Dương đã khá lâu, nhưng có điều kiện gần gũi từ khi anh làm Chỉ huy trưởng Huyện đội Chư Păh (cũ). Lúc đó, tôi được tỉnh tăng cường về làm Chánh Văn phòng Huyện ủy Chư Păh.

Với tôi, Chư Păh là địa bàn mới mẻ nên cha nuôi tôi, ông Mai Xuân Cảnh dặn dò nhiều thứ, trong đó, ông lưu ý rằng ở Chư Păh có anh mày làm huyện đội trưởng, xuống dưới có gì khó khăn anh em chỉ bảo nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Anh Đinh Dương là người Bahnar, quê anh ở xã Đông (khu 2, nay là Kbang), vợ anh là người Jrai, quê Chư Păh-chị Rơ Mah Khải, cấp trên phân công anh về Chư Păh cũng là hợp tình. Sau này, chị Khải là Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai. Anh chị được các đồng chí trong Bộ Chỉ huy Tỉnh đội Gia Lai làm mai mối nên duyên chồng vợ hồi đầu năm 1975.

Cách nay chưa lâu, tôi có đến thăm anh Đinh Dương tại nhà riêng (xã Ia Sao, huyện Ia Grai). Gặp tôi, anh vui vẻ kể lại bao chuyện xưa và nay.

Cuộc sống của anh chị khá ổn, anh bảo mấy lần chuyển nhà, cũng có chút vất vả, nhưng giờ thì an tâm “định cư” ở đây. Mừng là anh em đồng đội cũ và chỉ huy Tỉnh đội, Quân khu 5, Binh đoàn 15... luôn quan tâm thăm hỏi, động viên giúp đỡ, nhất là những dịp lễ, Tết. Anh em đồng đội, đồng chí sống nghĩa tình, trước sau như một vậy là tốt lắm rồi!

Anh bị sức ép bom B-57 của Mỹ hồi năm 1969, khi còn là chiến sĩ trinh sát ở Tiểu đoàn Bộ binh 15, đóng quân tại khu 6 (nay là huyện Mang Yang). Cái chân trúng mảnh bom thì đã khỏi sau đấy không lâu, nhưng tai trái của anh thì bây giờ đã... điếc gần như hẳn, vì vậy mà nói chuyện với anh, nếu người chưa biết thì nghĩ anh khó gần, nói to, nói nhiều, nhưng kỳ thực thì không phải thế, thường người nặng tai hay nói to, nói nhiều, bởi nghĩ người đối diện không nghe như... mình?

Thấu hiểu điều đó nên trong những câu chuyện dù anh “mở hết volum” mà anh kể, tôi cũng “chắp vá” lại được khá nhiều chi tiết, cộng với những điều tôi đã biết về anh, rất đáng nhớ.

1-7939.jpg
Đại tá Ksor Lành (bìa phải)-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thăm, tặng quà Thiếu tướng Đinh Dương-nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5. Ảnh: Huy Bắc

...Một ngày cuối năm 1969, anh nhận một nhiệm vụ đặc biệt từ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 15-Trung úy Nguyễn Như Tòng cùng với 5 chiến sĩ khác do anh chỉ huy đi đánh giặc ở một đồn địch phía Nam thị xã Pleiku, dưới chân núi Hàm Rồng. Nhiệm vụ là phải thắng địch mà không được nổ súng. Ôi, khó biết bao, nhưng các anh đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ, riêng anh được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Nghe tưởng chừng vô lý, nhưng chiến tranh đôi khi những điều vô lý mà lại... là có thật. Tức là vào đồn phải rất bí mật, bắt sống cho được một tên lính của địch để về khai thác lấy thông tin phục vụ cho ý đồ tác chiến của những trận đánh về sau.

Bò vào đến bờ rào kẽm gai cách chốt chừng 10 m, anh ra hiệu cho 5 chiến sĩ cùng đi mật phục bên ngoài yểm trợ khi cần thiết, một mình anh bí mật luồn vào đến nơi tên lính gác. Với sức vóc to lớn của anh, trong giây lát, tên lính đã bị khống chế và đưa ra ngoài một cách an toàn.

Tên tù binh này, chẳng biết đã cung cấp được thông tin quan trọng nào cho cấp trên của ta, nhưng kể từ sau 20 ngày, khi nó được ta trả tự do, cả vùng Nam thị xã trong vòng cả tháng địch không còn nống lấn, dội pháo cối ầm ĩ như trước đó.

Anh Đinh Dương trả lời thắc mắc của tôi về chuyện này, rằng khi thả tên tù binh, ta khéo léo cho nó biết, quanh thị xã có nhiều đơn vị quân chủ lực của cách mạng, sẽ có những trận đánh lớn, có thể vì thế mà tên tù binh về khai báo với đơn vị của nó, có khi nó lại đào ngũ về quê chăng và vì thế địch bán tín bán nghi mà phần nào chùn chân, lo sợ thật?

Anh lại kể: Trận đánh đồn ấp Bối (xã Glar thuộc khu 6, nay là huyện Đak Đoa) do Thiếu úy Đinh Ngọc Xế chỉ huy. Trận này, ta thắng nhanh, không thương vong. Tuy nhiên, anh Đinh Dương không vui, bởi trên đường rút về phía sau, một quả đạn cối của địch “bắn đuổi” theo khiến một đồng chí của anh đã hy sinh trong tình trạng xác không còn nguyên vẹn.

Đau đớn tột cùng, anh gói lại một phần thân thể của đồng đội đem về. Săng là tên của đồng chí hy sinh. Săng còn là người đồng hương, người bạn thân thiết của Đinh Dương cho nên nỗi xót thương càng vô bờ bến!

Anh Dương kể tiếp, trận đánh mà anh tham gia cuối cùng vào cuối năm 1971 là trận phục kích trên đường 19, đoạn phía Tây thị trấn An Khê (nay là thị xã An Khê). Trận này, đơn vị của anh bắn cháy 3 xe GMC của địch, diệt gọn bọn lính trên xe khi chúng từ Pleiku xuôi xuống Bình Định.

Sau trận này, anh Đinh Dương được cấp trên cử đi học tại Trường Quân chính B3 (Binh đoàn Tây Nguyên). Sau Hiệp định Paris (tháng 1-1973) ra trường, anh trở về Gia Lai làm giáo viên dạy ở Trường Quân sự địa phương (Tỉnh đội Gia Lai).

dai-ta-le-kim-giau-an-can-hoi-tham-suc-khoe-va-dong-vien-dong-chi-dinh-duong-nguyen-pho-tu-lenh-quan-khu-5-anh-huy-bac.jpg
Đại tá Lê Kim Giàu ân cần hỏi thăm sức khỏe và động viên đồng chí Đinh Dương-nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5. Ảnh: Huy Bắc

Thiếu tướng Đinh Dương sinh ngày 20-5-1948 tại xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, người dân tộc Bahnar. Tuy mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ nhưng ông được các cán bộ địa phương giáo dục, khuyên bảo nên đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng từ năm 13 tuổi (năm 1961). Ông đã được tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng năm 2021, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 22 huân chương, huy chương các loại, trong đó có Huân chương Quân công hạng ba, được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng năm 2004. Hiện ông đang sinh sống ở xã Ia Sao, huyện Ia Grai.

Chiến tranh cận ngày kết thúc, biết điều đó, anh tiếc là mình không được tham gia chiến đấu ngoài mặt trận cho đến ngày cách mạng toàn thắng. Anh nhiều lần viết đơn gửi chỉ huy tình nguyện ra mặt trận, nhưng không được cấp trên chấp thuận. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh lúc ấy như bác Trần Văn Bình (Đẳng)-Bí thư Tỉnh ủy, Kpă Thìn (Bơ Hâm)-Tỉnh đội trưởng nhiều lần gặp gỡ, động viên để Đinh Dương an tâm hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ cho lực lượng vũ trang tỉnh ở hậu phương.

Bây giờ mỗi khi nhắc nhớ lại thời kháng chiến, anh Đinh Dương luôn tiếc nuối cho mình vì không được chiến đấu ngoài mặt trận cho tới ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng.

Sau ngày đất nước thống nhất, anh Đinh Dương tiếp tục được giao nhiệm vụ làm công tác giảng dạy ở Trường Quân sự địa phương cho đến đầu năm 1982. Từ năm 1982 đến cuối năm 2009, anh được giao nhiều nhiệm vụ: Từ Chỉ huy trưởng Huyện đội Chư Păh (cũ), qua nhiều năm phấn đấu rèn luyện và giữ nhiều chức vụ trong quân đội, anh được phong quân hàm Thiếu tướng (năm 2004) và là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, Phó Tư lệnh Quân khu 5.

Về với đời thường, anh luôn vui vẻ, tinh thần thoải mái. Theo Thiếu tướng Đinh Dương, anh được vậy là nhờ sự đào tạo, giáo dục và dìu dắt, giúp đỡ của các thế hệ lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội mà anh trưởng thành, là sự may mắn hơn bao đồng đội, đồng chí đã không còn sống đến ngày hôm nay.

Có một chuyện của anh mà người viết muốn gửi đến các lãnh đạo địa phương, rằng anh muốn mình là người... “lá rụng về cội”, trở về quê hương xã Đông (huyện Kbang), nơi chôn nhau cắt rốn. Nhưng nguyện vọng đó chưa thành, vì những lý do tế nhị mà anh không muốn thổ lộ-một mảnh đất cạnh làng xưa để ở, vậy thôi!

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.