Chuyển đổi hơn 2.633 ha cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, 9 tháng của năm 2023, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 2.633,4 ha kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Người dân huyện Đak Đoa chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau xanh. Ảnh: Lê Nam

Người dân huyện Đak Đoa chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau xanh. Ảnh: Lê Nam

Cụ thể, đã chuyển đổi 831,8 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phù hợp với nhu cầu thị trường. Điển hình như đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng 14,3 ha bắp; 42,3 ha rau, đậu các loại; 515 ha khoai lang; 71 ha dưa hấu; 1,2 ha cây ăn quả và 188 ha cây hàng năm khác….

Ngoài ra, căn cứ trên điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi 1.801,6 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp hơn như: đã chuyển đổi sang trồng 1.583,3 ha mì; mía 72,4 ha; cao su 28,1 ha; điều 47,1 ha; hồ tiêu 14,4 ha; cà phê 56,3 ha... sang trồng các loại đậu các loại, dưa hấu, thuốc lá, khoai lang, cây ăn quả và cây dược liệu.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.