Chư Sê ủy thác 6,8 tỷ đồng để cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Ngày 31-5, đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Chư Sê về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2022. Cùng đi có các thành viên đoàn giám sát và lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Chư Sê. Ảnh: Hà Phương

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Chư Sê. Ảnh: Hà Phương

Theo báo cáo của UBND huyện Chư Sê, đến cuối năm 2022, toàn huyện có 31.047 hộ, số hộ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 44,08%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,04% (2.497 hộ), trong đó hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 92,55% tổng số hộ nghèo. Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn được ủy thác từ ngân sách tỉnh được địa phương thực hiện theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 6-9-2017 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Giai đoạn 2016-2022, tổng nguồn vốn ngân sách ủy thác cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện là 6,8 tỷ đồng. Cụ thể: năm 2016 là 600 triệu đồng; giai đoạn 2017-2021 mỗi năm 1 tỷ đồng; năm 2022 là 1,2 tỷ đồng. Doanh số cho vay các chương trình tín dụng giai đoạn 2016-2022 là 12,341 tỷ đồng với 303 lượt khách hàng vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến ngày 31-12-2022 là 7,202 tỷ đồng, với 187 khách hàng dư nợ. Tổng tiền lãi thu được từ nguồn ngân sách huyện ủy thác giai đoạn 2016-2025 là 1,748 tỷ đồng.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã trích bổ sung vào nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác từ thu lãi tiền vay giai đoạn 2016-2022 là 625 triệu đồng.

Qua đánh giá, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội giai đoạn 2016-2022 đã giải ngân đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Qua đó, nguồn vốn đã giúp cho 17 lượt hộ nghèo, 117 lượt hộ cận nghèo, 86 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn sản xuất, vươn lên thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 773 lao động, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương
Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Phương

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tham gia ý kiến về một số vấn đề như: Huyện Chư Sê cần làm rõ hơn về các nhóm đối tượng cần hỗ trợ vay vốn, thông tin chi tiết chương trình vay vốn, đối tượng vay; ưu tiên vốn vay cho người nghèo, nhóm vay chương trình nước sạch, vệ sinh và môi trường; đối tượng xuất khẩu lao động được hỗ trợ vay vốn; số hội viên phụ nữ được hỗ trợ vay vốn là bao nhiêu, giải pháp triển khai cho các đối tượng này như thế nào trong thời gian đến...

Làm việc với đoàn giám sát, UBND huyện Chư Sê đề xuất, kiến nghị: Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chư Sê còn 2 xã thuộc khu vực II, III, giảm 12 xã khu vực II, III, các đối tượng tại 12 xã này sẽ không còn được thụ hưởng các chính sách tín dụng tại vùng khó khăn do đó người dân gặp khó khăn trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là rất lớn, trong khi nguồn vốn của Trung ương đối với chương trình tín dụng này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 4-1-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2030, trong đó, hàng năm ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng CSXH (năm 2022 tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện là 12,56%, tương ứng số tiền 42,133 tỷ đồng; dự kiến năm 2023 tăng trưởng dư nợ từ 10% trở lên, tương ứng số tiền gần 40 tỷ đồng).

Đoàn giám sát thực tế tại vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Phúc Huy (thôn Mỹ Phú, xã Ia Blang, huyện Chư Sê). Ảnh: Hà Phương

Đoàn giám sát thực tế tại vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Phúc Huy (thôn Mỹ Phú, xã Ia Blang, huyện Chư Sê). Ảnh: Hà Phương

Đồng thời, huyện Chư Sê đề nghị HĐND và UBND tỉnh hàng năm quan tâm tăng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà huyện Chư Sê đã đạt được trong thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị việc cho vay nguồn vốn ủy thác cần đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; quan tâm ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo, hộ gia đình chính sách, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhằm giúp họ có điều kiện để đầu tư sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hội thảo xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở

Gia Lai: Hội thảo xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở

(GLO)- Chiều 17-4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo khoa học lần thứ hai đề tài “Thực trạng và giải pháp xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai” (mã số KHGL-03-21).
Gia Lai: Kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Gia Lai: Kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

(GLO)- Sáng 17-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đoàn kiểm tra liên ngành đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) của tỉnh họp triển khai kiểm tra trong Tháng hành động vì ATTP. Ông Đỗ Tấn Thạnh-Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì cuộc họp.
Từ ngày 1-6-2025, người nước ngoài có lệnh trục xuất chỉ được lưu trú ở Hàn Quốc tối đa 36 tháng

Từ ngày 1-6-2025, người nước ngoài có lệnh trục xuất chỉ được lưu trú ở Hàn Quốc tối đa 36 tháng

(GLO)- TTXVN và nhandan.vn đưa tin, Quốc hội Hàn Quốc vừa thông qua nội dung sửa đổi trong Đạo luật Kiểm soát nhập cư. Theo đó, từ ngày 1-6-2025, người nước ngoài đã có lệnh trục xuất do cư trú bất hợp pháp hoặc phạm tội sẽ chỉ được lưu trú ở Hàn Quốc tối đa đến 36 tháng.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long: Khẩn trương triển khai giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long: Khẩn trương triển khai giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở

(GLO)- Sáng 14-4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế tình trạng sạt lở bờ sông, suối tại thôn Quý Đức (xã Ia Trốk), cầu Ia Kdăm (xã Ia Mrơn) và Trạm bơm Chư Răng 2 (xã Chư Răng).