Chư Sê ra mắt Câu lạc bộ “ Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vừa ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phan Đăng Lưu (xã Ayun).

Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là mô hình của Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phan Đăng Lưu được thành lập với 20 thành viên gồm giáo viên tổng phụ trách và các em học sinh trong trường. Ban Chủ nhiệm có 5 thành viên, do em Đinh Dít làm Chủ nhiệm. Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự quản, dân chủ, tinh thần trung thực, sự công khai và tình nguyện.

Các thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi tại buổi ra mắt. Ảnh: Hoàng Viên

Các thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi tại buổi ra mắt. Ảnh: Hoàng Viên

Nhiệm vụ CLB tập trung vào các nội dung như: tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ thông tin giới và giới tính; khuôn mẫu giới và định kiến giới; bình đẳng giới, phòng-chống bạo lực trên cơ sở giới; tìm kiếm sự trợ giúp khi bị bạo lực; phòng-chống bạo lực trẻ em, lao động trẻ em; phòng-chống bắt cóc, buôn bán trẻ em; phòng-chống tai nạn thương tích ở trẻ em; tuổi dậy thì ở trẻ em trai, trẻ em gái; hệ quả xấu của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Thông qua mô hình, các em được nói lên tiếng nói của mình, được bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình, trong nhà trường và được cộng đồng bảo vệ. Mặt khác, các em còn được trang bị kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình và giải quyết những vấn đề liên quan đến bản thân. Việc thành lập mô hình cũng sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em.

Dịp này, Hội LHPN huyện Chư Sê đã hỗ trợ 3 triệu đồng để mua sắm vật dụng thiết yếu vận hành CLB và tặng học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phan Đăng Lưu 1 phần quà trị giá 1 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.