Chư Pưh tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những kết quả nổi bật từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) vững tin bước vào năm 2025 với những thắng lợi mới.

Trong đó, địa phương tiếp tục phát huy những tiềm năng, lợi thế cũng như khơi thông nguồn lực để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, huyện Chư Pưh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt được những kết quả nổi bật.

Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt mức khá. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trên 9.855 tỷ đồng, đạt 109% nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; trong đó, tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,07%, công nghiệp-xây dựng chiếm 32,14%, thương mại-dịch vụ chiếm 22,79%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,92 triệu đồng/năm, đạt 106,58% kế hoạch, vượt 6,58% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

kinh-te-xa-hoi-huyen-chu-puh-co-nhung-chuyen-bien-tich-cuc-sau-15-nam-thanh-lap.jpg
Kinh tế-xã hội huyện Chư Pưh có những chuyển biến tích cực sau 15 năm thành lập. Ảnh: Q.T

Những năm qua, huyện đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đạt được nhiều kết quả. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã chuyển đổi hơn 1.619 ha hồ tiêu bị chết và hoa màu kém hiệu quả sang cây trồng khác. Đồng thời, hình thành 6 vùng chuyên canh cây sầu riêng, cà phê, hồ tiêu với tổng diện tích 354 ha; xây dựng 13 mã số vùng trồng, 14 chuỗi liên kết sản xuất và 18 sản phẩm OCOP... Giá trị kinh tế bình quân đạt 102,9 triệu đồng/ha, tăng 10,64 triệu đồng/ha so với năm 2020.

Cùng với đó, huyện tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô lớn với 28.700 con/chu kỳ nuôi. Đặc biệt, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc.

Trong giai đoạn 2019-2024, huyện đã thu hút hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã thu hút được 3 dự án điện gió gồm: Nhơn Hòa 1, Nhơn Hòa 2 và Ia Le 1 với tổng công suất 200 MW; có hơn 170 doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh điện mặt trời áp mái với tổng công suất hơn 100 MW; sản lượng điện hàng năm đạt 897,902 triệu kWh với tổng giá trị 1.332 tỷ đồng.

Lĩnh vực thương mại-dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá, bình quân tăng 9,33%; tổng giá trị sản phẩm (theo giá hiện hành) thực hiện gần 2.247 tỷ đồng, tăng hơn 931 tỷ đồng so với năm 2020.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.451 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng so với năm 2020, vượt 3,5% chỉ tiêu nghị quyết; trong đó, tổng vốn đầu tư công trên 522 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 94,79% kế hoạch vốn.

chupuh1.jpg
Các dự án điện gió đã góp phần tăng thu ngân sách cho huyện Chư Pưh. Ảnh: Q.T

Năm 2025, huyện Chư Pưh phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu như: tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 8,8%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 70,36 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.451,95 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 61,92 triệu đồng; thêm 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí hiện hành giảm còn 4,28%...

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và giai đoạn 2020-2025, huyện tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, khơi thông nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ổn định và bền vững.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với nhà máy chế biến và thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, tập trung triển khai các giải pháp hướng đến môi trường đầu tư thân thiện, an toàn, công khai, minh bạch cũng như tiếp tục cắt giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các công trình, dự án. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi hồ thủy lợi Plei Thơ Ga, thác Ia Nhí và núi Chư Don.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.