Chư Prông tập huấn dạy học chương trình xóa mù chữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (20 và 21-6), Phòng GD-ĐT huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tập huấn dạy chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 cho 48 cán bộ quản lý và giáo viên.
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Mai Ka

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Mai Ka

Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên đã giới thiệu mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) đối với các môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội; giới thiệu cấu trúc bài học, các mạch nội dung/chủ đề học tập. Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn cũng sẽ được hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học viên học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 phù hợp với đặc điểm môn học; hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy và thực hành dạy học một số nội dung theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp dạy học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1. Đồng thời, xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt cho việc triển khai, đánh giá kết quả dạy học chương trình xóa mù chữ tại các địa phương, cơ sở giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.